Hiện nay, còn 55 chiếc tàu đóng mới nằm bờ nhưng không ra khơi được do nhiều nguyên nhân như đánh bắt không hiệu quả, chủ tàu chết, một số chủ tàu không có điều kiện hoạt động, hay chủ tàu không tích cực tham gia. Tàu đến kì bảo dưỡng nhưng chủ tàu không đem đi bảo dưỡng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình về 55 chiếc tàu đóng mới nằm bờ

Bùi Trí Lâm | 06/11/2019, 14:15

Hiện nay, còn 55 chiếc tàu đóng mới nằm bờ nhưng không ra khơi được do nhiều nguyên nhân như đánh bắt không hiệu quả, chủ tàu chết, một số chủ tàu không có điều kiện hoạt động, hay chủ tàu không tích cực tham gia. Tàu đến kì bảo dưỡng nhưng chủ tàu không đem đi bảo dưỡng.

55 tàu sắt diện Nghị định 67 đang nằm bờ

Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay Nghị định 67 Chính phủ ban hành năm 2014 được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam rất cần ngư dân vươn ra các ngư trường xa để đảm bảo phát triển kinh tế cùng với đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia.

Tuy nhiên, loại hình tàu sắt là phương tiện mới, quá trình đóng thì để xảy ra 40 tàu bị hỏng hóc, trong đó có 21 cái của Bình Định của 2 công ty đóng tàu thì tỉnh phải đặc biệt vào cuộc.

Hiện nay, còn 55 chiếc tàu đóng mới nằm bờ nhưng không ra khơi được do nhiều nguyên nhân như đánh bắt không hiệu quả, chủ tàu chết, một số chủ tàu không có điều kiện hoạt động, hay chủ tàu không tích cực tham gia. Các chủ tàu đến kì bảo dưỡng nhưng không đem đi bảo dưỡng.

“Trước tình hình này, chúng tôi đã tham mưu, Thủ tướng đã có nhiều quyết sách. Về tiềm năng ngư trường chúng ta không khuyến khích nhiều nữa, phương án hỗ trợ tín dụng 11 năm không còn phù hợp”, ông Cường nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận phát hiện của đại biểu, nhất là công tác trục lợi chính sách mà cụ thể là Nghị định 67. Bộ sẽ yêu cầu các tỉnh rà soát lại. Đối với các giải pháp về quản lý, cần phải quản chặt thiết bị định vị. Nếu phát hiện sai phạm thì không cấp phép cho các tàu ra khơi nữa. Bên cạnh đó, nếu phát hiện chi cục thủy sản nào móc nối với ngư dân để rút tiền ngân sách hỗ trợ thì phải xử lý nghiêm khắc.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết trong thời gian vừa qua, đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ưu tiên tập trung thu nợ gốc trước và nợ lãi sau, thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu.

Tuy nhiên, trước tình hình nợ xấu còn phát sinh, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thủ tướng đề nghị ủy ban các tỉnh, thành phố rà soát lại những trường hợp. Cụ thể, với trường hợp bất khả kháng, tiếp tục hỗ trợ để cơ cấu lại nợ; đối với trường hợp chây ì, tiến hành thu hồi nợ.

“Chúng tôi cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hoàn thiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu. Đặc biệt có giải pháp xử lý chênh lệch giữa giá trị thực tế của tàu được định giá lại và dư nợ của tàu cũ ở thời điểm bàn giao”, ông Hưng nói.

Quyết tâm gỡ thẻ vàng EU

Về vấn đề "thẻ vàng EU", Bộ trưởng cho biết, đây là luật cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo và khai báo không chính xác. Hiện nay, Việt Nam bị rút thẻ vàng, theo đó thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất.

Trước đây, Việt Nam đã có những sai phạm về đánh bắt và khai báo sai, do đó ngày 23.10.2017, EU rút thẻ vàng IUU. Từ đó đến nay, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực để khắc phục như đưa ra các văn bản, quy định theo khuyến nghị của EU. Đây là vấn đề không chỉ phù hợp với EU mà còn có lợi cho Việt Nam khi đưa từ khai thác tự phát sang khai thác bền vững.

Sau 2 năm, EU công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận và không có vi phạm ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các địa phương phải quyết liệt, các doanh nghiệp cũng phải quan tâm hơn và cả bà con ngư dân cũng phải thực hiện đúng quy định vì danh dự của Việt Nam, để có thể thu hồi được thẻ vàng của EU, hãy chung tay tái cơ cấu ngành hải sản theo hướng bền vững.

Đã tiêu hủy 5,7 triệu con lợn

Trả lời chất vấn các đại biểu nêu về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng cho biết, dịch tả lợn Châu Phi là dịch bệnh lịch sử xảy ra đối với ngành chăn nuôi Việt Nam và chăn nuôi thế giới. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi phải đối mặt với dịch bệnh gây tác hại lớn như thế.

Ông dẫn chứng, 100 năm nay, thế giới không sản xuất được vắc xin, vì trước biến đổi của khí hậu thì dịch bệnh này lây lan rất nhanh. Thậm chí có tài liệu còn công bố 30% đàn lợn của thế giới bị chết vì dịch tả lợn Châu Phi, từ đó tạo ra một cuộc khủng hoảng về thịt lợn trước nay chưa từng có.

Đối với Việt Nam, kể từ khi biết tin Trung Quốc bùng phát dịch tả lợn Châu Phi, Chính phủ, Bộ NNPT-NT và các cơ quan, các địa phương liên quan đã diễn tập ứng phó với dịch này. Nhưng do tính chất phức tạp của loại dịch này nên chỉ trong thời gian ngắn dịch đã lây lan ra toàn quốc. Đến nay, chúng ta phải tiêu hủy 5,7 triệu con lợn, chiếm hơn 8% tổng đàn lợn của Việt Nam.

Bộ NNPT-NT đã triển khai các giải pháp ứng phó, khống chế dịch bệnh và đến nay, dịch bệnh đang có xu hướng giảm. Nếu tháng 6 là tháng đỉnh điểm, chúng ta phải tiêu hủy 1,2 triệu con lợn, thì đến nay chúng ta chỉ phải tiêu hủy 40.000 con. Tín hiệu vui là nhiều xã đã trải qua 30 ngày mà dịch không quay trở lại.

Theo ông Cường, có được thành tích trên là cả hệ thống chính trị vào cuộc, thậm chí Thủ tướng Chính phủ còn đến tận ổ dịch để chỉ đạo. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu phải có ngay chính sách hỗ trợ theo giá thành của sản xuất và yêu cầu chuẩn bị sẵn để xây dựng kịch bản tái đàn khi dịch bệnh lắng xuống.

“Tổ chức Thú y thế giới cũng đánh giá chúng ta rất minh bạch thông tin về dịch tả lợn, không giấu giếm để đề ra giải pháp. Còn nhiều quốc gia khác thì giấu giếm, nên không thể biết được tình hình thực tế về dịch tả lợn Châu Phi là như thế nào. Đến nay, chúng ta vẫn giữ được 109.000 con lợn cụ kỵ, đây là hạt nhân để phát triển đàn lợn sau này”, ông Cường nói.

Bộ trưởng cho biết thêm, cách đây 3 tuần, đoàn công tác của Bộ NNPT-NT đã đi Khoái Châu, Hưng Yên. Địa phương này có nhiều hộ chăn nuôi tới 3.000 - 4.000 con lợn, chuồng trại được giữ gìn vệ sinh rất sạch, bảo đảm an toàn sinh học nên không bị ảnh hưởng gì. Thậm chí, có nông dân còn dùng cả tia cực tím để tiêu độc khử trùng, nên nhiều gia đình không những không thiệt hại mà còn làm giàu từ chăn nuôi lợn.

Khách sạn bịt đường ra biển sao lại hỏi Bộ trưởng Nông nghiệp?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp tình trạng resort, khách sạn bịt kín đường ra biển của ngư dân.

“Đường ra biển sao lại đi hỏi ông Bộ Nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói. Song ông cũng cho rằng “tất nhiên Bộ cũng có trách nhiệm phối hợp với địa phương”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc việc này cũng có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp ở khía cạnh hỗ trợ ngư dân. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ở góc độ đó thì bộ ủng hộ, bộ sẽ cùng bà con ngư dân và có trách nhiệm nêu vấn đề đó lên để tháo gỡ.

Lam Thanh
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình về 55 chiếc tàu đóng mới nằm bờ