Theo các nhà khoa học Mỹ, những cơn bão mạnh ở đại dương có thể là nguồn gốc của trận động đất với cường độ lớn hơn 3,5 độ richter.

Các cơn bão ở đại dương có thể gây động đất

24/10/2019, 16:06

Theo các nhà khoa học Mỹ, những cơn bão mạnh ở đại dương có thể là nguồn gốc của trận động đất với cường độ lớn hơn 3,5 độ richter.

Đại dương có thể đóng vai trò là nguồn rung lắc địa chấn cũng giống như lớp vỏ Trái đất - Ảnh : Public Domain Pictures.net

Theo Geophysical Research Letters, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Florida, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Viện Hải dương học Scripps và Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) cho thấy những cơn bão mạnh có thể là nguồn gốc của các trận động đất với cường độ lớn hơn 3,5 độ richter.

Bão tạo ra sóng biển mạnh có thể tương tác với các khối ngầm - khu vực đáy nông nằm ở rìa thềm lục địa. Các tương tác như vậy làm phát sinh các nguồn rung lắc địa chấn. Đối với hiện tượng này, các nhà khoa học đã đề xuất thuật ngữ động đất do bão (stormquakes).

Nhà địa chấn học và nhà địa vật lý Wenyuan Fan và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát địa chấn và hải dương học trong 10 năm và tìm thấy mối liên hệ giữa các cơn bão mạnh và hoạt động địa chấn dữ dội gần nơi tiếp giáp giữa các thềm lục địa. Cụ thể, họ đã tìm thấy bằng chứng của hơn 10.000 trận động đất do bão từ năm 2006 đến năm 2019 trên thềm New England, Florida và vịnh Mexico ở Mỹ cũng như trên thềm lục địa Nova Scotia, Newfoundland và British Columbia ở Canada. Đại dương có thể đóng vai trò là nguồn rung lắc địa chấn cũng giống như lớp vỏ Trái đất. Các nguồn địa chấn do bão gây ra có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, nhà nghiên cứu Wenyuan Fan nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu Mỹ đã phát triển một cách tiếp cận mới để phát hiện và xác định vị trí các sự kiện địa chấn và xác định xem một sự kiện địa chấn có phải là một trận động đất do bão gây ra hay không. Theo các nhà khoa học, các cơn bão lớn như bão Ike năm 2008, bão Bill năm 2009 và bão Irene năm 2011 là nguồn gốc gây động đất. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn bão đều gây ra động đất. Ví dụ, bão Sandy không có hậu quả như vậy mặc dù nó có sức tàn phá nặng nề nhất trong số các cơn bão trên Đại Tây Dương năm 2012.

Động đất do bão chỉ được quan sát ở một số khu vực nhất định ở bờ biển Bắc Mỹ. Còn ở ngoài khơi Mexico hay bờ biển phía đông nước Mỹ, từ New Jersey đến Georgia, không có trận động đất do bão nào được phát hiện, mặc dù thực tế là trong quá trình nghiên cứu có nhiều cơn bão mạnh ở các khu vực này.

Ông Wenyuan Fan giải thích rằng thực tế này cho thấy rằng các trận động đất do bão chịu ảnh hưởng mạnh bởi các đặc điểm hải dương học địa phương và địa hình đáy biển.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các cơn bão ở đại dương có thể gây động đất