Bất chấp việc Tổng thống Donald Trump trì hoãn việc đẩy mạnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc, các nhà sản xuất Mỹ vẫn đang xúc tiến việc chuyển ra khỏi Trung Quốc vì lo ngại những nguy cơ lơ lửng trên đầu.

Căng thẳng Mỹ - Trung sẽ khiến nhiều công ty nhảy sang Việt Nam

02/03/2019, 06:59

Bất chấp việc Tổng thống Donald Trump trì hoãn việc đẩy mạnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc, các nhà sản xuất Mỹ vẫn đang xúc tiến việc chuyển ra khỏi Trung Quốc vì lo ngại những nguy cơ lơ lửng trên đầu.

Ông Lưu Hạc trò chuyện với ông Robert Lighthizer trước mặt Tổng thống Mỹ

Ngày 1.3.2019 hôm nay đáng lẽ là thời hạn chót để Mỹ nâng hàng rào thuế quan từ 10 lên 25% đối với khối lượng 200 tỉ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhưng cách đây ít ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định trì hoãn việc đánh thuế hàng Trung Quốc và ngụ ý nó giống như thiện chí trước cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, ông Trump vẫn muốn Trung Quốc phải có động thái đáp lễ tương xứng. Trong twitter vào 6h sáng nay (giờ VN), ông Trump viết: "Tôi đã yêu cầu Trung Quốc phải gỡ bỏ ngay lập tức tất cả các Biểu thuế đánh vào sản phẩm nông nghiệp của chúng ta (bao gồm thịt bò, thịt lợn, v.v.) dựa trên thực tế là chúng ta đang thúc đẩy tốt đẹp các cuộc đàm phán thương mại... và tôi đã không tăng mức thuế quan của họ lên 25% vào ngày 1.3. Điều này rất quan trọng đối với những người nông dân tuyệt vời của chúng ta - và tôi!".

Bất chấp việc ông Trump trì hoãn việc đẩy mạnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc, các nhà sản xuất Mỹ vẫn đang xúc tiến việc chuyển ra khỏi Trung Quốc trước khi mọi thứ quá muộn.

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, Robert Lighthizer, đã cảnh báo các nghị sĩ Mỹ rằng sẽ cần phải duy trì mối đe dọa về chính sách thuế quan cứng rắn đối với Trung Quốc trong nhiều năm, ngay cả khi một thỏa thuận thương mại được ký kết. Chẳng hạn như là duy trì một phần của cơ chế thực thi, bao gồm các đánh giá thường xuyên về việc Trung Quốc có tuân thủ đúng các thỏa thuận không.

Những tín hiệu thời gian gần đây giúp các doanh nghiệp Mỹ hiểu rằng: Ngay cả khi giai đoạn nóng của cuộc chiến thương mại này qua đi, căng thẳng vẫn sẽ kéo dài và tiếp tục tác động tới giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Khi bạn nhìn vào cách các cuộc đàm phán này đang hình thành, bạn chắc chắn phải nghĩ: không có chuyện chỉ mất một thời gian ngắn để nó đi đến hồi kết một cách triệt để, mà kéo sau đó còn có các cơ chế thực thi", ông Steve Lamar, phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ nhận xét. "Tôi mường tượng trước việc thuế quan trừng phạt sẽ đánh vào chúng tôi trong một thời gian".

Lamar cho biết, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển dịch sản xuất sang nhà máy ở các nước khác như Việt Nam, Indonesia và Ai Cập trong suốt thập kỷ qua, nhưng sự thúc đẩy đã gia tăng do chiến tranh thương mại.

Một công ty đã chuyển một số cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc là Bissell Inc., nhà sản xuất máy hút bụi. CEO Mark Bissell cho biết rất lâu trước khi áp dụng thuế quan, ông đã tìm kiếm các lựa chọn thay thế do chi phí tăng ở Trung Quốc.

Thuế quan, theo ông ví von, là mặt sàn bị đốt cháy buộc ông phải nhảy để khỏi bị bỏng. Bissell dự kiến ​​sẽ có một số công ty sản xuất của Trung Quốc phải chuyển sang Việt Nam, Malaysia và Mexico vào cuối năm nay. "Các vấn đề địa chính trị giữa hai nước sẽ tiếp tục phát sinh lớn hơn và với rất nhiều nguy cơ, mối quan hệ sẽ trở nên nhạy cảm trong tương lai", ông Bissell nhận xét đa dạng hóa chuỗi cung ứng mang ý nghĩa sống còn và thế cuộc hiện giờ không thể đảo ngược.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng Mỹ - Trung sẽ khiến nhiều công ty nhảy sang Việt Nam