Theo NCSC, lợi dụng công nghệ, kẻ lừa đảo đã dùng app ngân hàng giả, tạo hóa đơn chuyển tiền giả để chiếm đoạt tài sản.
Khoa học - công nghệ

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa cài app ngân hàng giả mạo

Nhật Anh 28/10/2024 11:55

Theo NCSC, lợi dụng công nghệ, kẻ lừa đảo đã dùng app ngân hàng giả, tạo hóa đơn chuyển tiền giả để chiếm đoạt tài sản.

Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC (Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) đề nghị người dân cần cảnh giác với các ứng dụng ngân hàng giả mạo nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị.

Theo NCSC, thủ đoạn chung của kẻ lừa đảo thường là tạo lập các trang web, ứng dụng, trang mạng xã hội mạo danh tổ chức ngân hàng và các tổ chức tài chính, đơn vị trung gian thanh toán. Sau đó, chúng tiếp cận nạn nhân bằng nhiều hình thức (chạy quảng cáo, phát tán tin nhắn mạo danh ngân hàng, hoặc mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho nạn nhân…) nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng và lừa đảo.

2_47212e1088.jpg
Kẻ lừa đảo đã dùng app ngân hàng giả, tạo hóa đơn chuyển tiền giả để chiếm đoạt tài sản
- Ảnh: NCSC

Kịch bản lừa đảo của chúng thường liên tục thay đổi, như mời nâng cấp thẻ tín dụng; vay tiền trực tuyến với thủ tục dễ dàng, lãi suất thấp; thông báo tài khoản ngân hàng phát sinh giao dịch đáng ngờ; hướng dẫn cập nhật sinh trắc học, thông tin tài khoản… Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân làm theo yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập, mật khẩu và đặc biệt là mã OTP xác thực.

Đáng chú ý, có hiện tượng dẫn dụ nạn nhân cài đặt app giả mạo trên điện thoại. Các ứng dụng này có chứa mã độc và chiếm quyền điều khiển điện thoại để đánh cắp thông tin rồi thực hiện việc chuyển tiền trực tuyến để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến cáo người dân nên thận trọng trước những bài đăng, hoặc những thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho người lạ khi chưa xác định được danh tính.

Đặc biệt, người dân không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào; không truy cập vào các đường dẫn lạ; tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Cảnh giác với các hội nhóm “tư vấn sức khỏe” trên mạng xã hội

Theo NCSC, tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín “tư vấn sức khỏe” không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả, hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, bà D.N.L ở (55 tuổi, TP.HCM) bị bệnh xương khớp lâu năm nên có tham gia một số nhóm kín về tư vấn sức khỏe để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về căn bệnh của mình.

3_879c10d46f.jpg
Người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh trên mạng xã hội
- Ảnh: NCSC

Thời gian gần đây, trên nhóm có đăng một số bài quảng cáo sản phẩm thuốc đông y, cam kết 100% hiệu quả. Thấy có khuyến mãi nên bà đã mua về sử dụng và được gửi ngay sau đó. Khi nhận sản phẩm, nhận thấy thuốc hơi khác, bà có đến phòng mạch để hỏi bác sĩ thì bác sĩ tư vấn là thuốc này hoàn toàn không có trị bệnh khớp.

Theo phân tích từ NCSC, thủ đoạn chung của bọn chúng là tạo lập các Fanpage, hội nhóm trên mạng xã hội hoặc gọi điện nhằm lôi kéo nạn nhân tham gia. Ban đầu, chúng mời tham gia vào các hội nhóm rồi gọi điện tư vấn mua thuốc đông y để chữa bệnh cùng chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Tại đây, kẻ xấu sẽ chia sẻ, trao đổi những thông tin, video clip có sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để mô tả tư vấn và hướng dẫn sử dụng các thực phẩm, hoặc mô tả công dụng thực phẩm giống như một kinh nghiệm thực tế để tăng thêm sức thuyết phục.

Với tình trạng bệnh đã chữa trị lâu năm nhưng không khỏi và những lời mời có cánh trên mạng, các nạn nhân này đã bị lừa đảo hàng triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo liền mất liên lạc.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc trên mạng xã hội. Trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, hãy kiểm tra kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy.

Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, người dân nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người dân chỉ nên sử dụng các nền tảng khám chữa bệnh online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ ràng.

Bài liên quan
Xây dựng hàng rào bảo vệ 6 ‘Không’, phòng chống lừa đảo trực tuyến
Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” có đề cập tới quy tắc 6 “Không”, nhằm giúp người dân nâng cao cảnh giác, giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh giác trước thủ đoạn lừa cài app ngân hàng giả mạo