Theo vị đạo diễn này, những nhận định cho rằng 'Để Mai Tính 2' lợi dụng yếu tố 'đồng tính' để câu khách là cái nhìn thiên kiến và không chính xác.

Charlie Nguyễn: 'Nếu tôi chọn người đồng tính vào vai Hội, liệu khán giả có cười được không?'

Một Thế Giới | 15/12/2014, 11:47

Theo vị đạo diễn này, những nhận định cho rằng 'Để Mai Tính 2' lợi dụng yếu tố 'đồng tính' để câu khách là cái nhìn thiên kiến và không chính xác.

"Để Mai Tính 2" là một trong những bộ phim Việt được mong chờ nhất năm 2014, nhờ vào thành công của phần đầu và chiến dịch PR cực tốt. Chính vì thế, trong ngày đầu tiên công chiếu, bộ phim đã đem về tổng doanh thu phòng vé gần 6 tỷ đồng trên toàn quốc, phá vỡ kỷ lục của "Tèo Em" ra mắt cuối năm ngoái. Tuy nhiên, "Để Mai Tính 2" lại vấp phải sự phản đối của khá nhiều khán giả. Họ cho rằng cặp đôi Charlie Nguyễn - Thái Hòa đã quá lợi dụng hình ảnh người chuyển giới để tạo ra những tình tiết hài hước nhạt nhẽo và góp phần làm tăng thêm định kiến cho nhóm người này. 
dong tinh
Anh Lương Thế Huy, cán bộ pháp lý về người LGBT của Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường, lại có nhận định gay gắt hơn: "Nhiều người có thể nói tiếng cười mà Để Hội Tính mang lại là tiếng cười vô hại, không ảnh hưởng tới ai, chỉ là cười rồi thôi , hoặc là thật ra hình ảnh nhân vật Hội cũng không có gì là định kiến cả. Theo tôi, đó là tiếng cười gây hại. Những định kiến về người chuyển giới càng bị khắc sâu thêm. Việc khai thác hình ảnh người chuyển giới trong phim đang tình dục hóa, kệch cỡm hóa người chuyển giới. Cố tình coi cho xong phần 2 của phim, tôi nhớ đến ví von hôm qua bạn cười người bị vấp té, thì hôm nay họ phải té dập mặt thì bạn mới cười được, và ngày mai phải là té dập mặt tóe máu mũi ra thì mới cười tiếp nữa. Sự khai thác luôn là có hạn và phải đẩy liên tục lên, điều này, có lẽ Hội đã tính.
Cách đây không lâu, một cán bộ tư vấn pháp luật từng nói với tôi rằng nhiều người chuyển giới nữ cố tình phạm tội để được giam chung với nam vì ở ngoài họ không có cơ hội sàm sỡ và nhìn ngắm nhiều người nam như trong trại giam. Thực tế, việc giam chung như vậy là cực hình, vì họ có thể bị lạm dụng tình dục hàng ngày đầy đau đớn. Chắc hẳn ông sẽ rất hả hê khi thấy điều mình nói là đúng ở trong nhân vật Hội.
Nhiều bạn trong cộng đồng người đồng tính cho rằng tôi đang nghĩ quá, nói quá, nhưng tôi chỉ thấy mình đang không bao dung với cái bất bao dung. Cái mà Hội thật sự mang tới, để lại, góp thêm là gì? Nếu nói là dần dần quen và chấp nhận người chuyển giới thì tôi không tin, không ai cười với cái mình đã quen hay chấp nhận cả, chỉ như cái chỗ ngứa mà lần nào gãi vào vẫn thấy đã, chứ không thật sự hết ngứa".
Mặc dù vậy, số lượng người ủng hộ "Để Mai Tính 2" lại có phần nhỉnh hơn. Họ phản bác và cho rằng bộ phim chỉ đơn thuần là sản phẩm giải trí, không hơn không kém. Nhân vật Hội đã phản ánh khá đúng người chuyển giới ngoài đời thật và sở hữu những thông điệp nhân văn sâu sắc. 
dong tinh
 Đạo diễn Charlie Nguyễn
Trả lời báo chí, đạo diễn Charlie Nguyễn đã có phản hồi về những lùm xùm xung quanh đứa con tinh thần của mình: 
"Khi nhân vật Hội làm điều gì đó mắc cười, cộng đồng LGBT có thể nói rằng chúng tôi đang lấy nhân vật đồng tính ra để chọc cười khán giả. Khi họ nói vậy, họ không nghĩ là Thái Hòa đóng vai nào - từ Tèo Em, cu Hù hay Long Ruồi - cũng chọc cười chứ không phải chỉ có vai đồng tính này. Đây là một bộ phim hài, nhân vật bắt buộc phải rơi vào những tình huống mà hành động của họ tạo nên tiếng cười cho khán giả. Các ý kiến cho rằng tôi mượn yếu tố đồng tính để tạo tiếng cười là một định kiến, một cách nhìn nhận không chính xác. 
Tiếng cười trong phim hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật, kịch bản và diễn viên chứ không phải vì nhân vật đồng tính mà người ta cười. Nếu tôi chọn một nhân vật đồng tính vào đóng vai Hội, liệu khán giả có cười được không? Tôi chắc là không. Người ta cười vì cái duyên của diễn viên chứ không cười vì đó là nhân vật đồng tính. Một điều nữa là khi xây dựng một nhân vật đồng tính, tôi luôn chú ý tạo chiều sâu cho nhân vật. Trải qua một cuộc hành trình, Hội cũng biết đau, biết khổ, biết thương, biết nhớ. Qua tất cả những cảm xúc mà Hội có, khán giả có thể đồng cảm, liên hệ với nhân vật được. Tôi nghĩ miêu tả nhân vật một cách trân trọng, kể về nó một cách chân thật nhất, mình sẽ hạn chế được sự phản cảm."
dong tinh
 Một cảnh trong bộ phim Tèo Em
Năm 2013, khi "Tèo Em" đang thống trị rạp chiếu phim cũng đã bị cộng đồng LGBT chỉ trích vì nhiều chi tiết mang tính "miệt thị" như ”Nếu là chó pê đê sẽ đi kiểu gì, sủa ra sao? Chó ô-môi sẽ đi ra sao, sủa như thế nào?”. Cặp đôi Charlie Nguyễn và Thái Hòa sau đó đã công khai gửi lời xin lỗi đến những khán giả của mình.
Mai Thảo (Tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Charlie Nguyễn: 'Nếu tôi chọn người đồng tính vào vai Hội, liệu khán giả có cười được không?'