Theo Business Insider, hy vọng đuổi kịp Mỹ và Trung Quốc, Ủy ban châu Âu đã phát triển một kế hoạch mới để điều chỉnh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và trao đổi dữ liệu trong Liên minh châu Âu.

Châu Âu muốn ngăn nước ngoài chiếm lĩnh thị trường trí tuệ nhân tạo

21/02/2020, 14:25

Theo Business Insider, hy vọng đuổi kịp Mỹ và Trung Quốc, Ủy ban châu Âu đã phát triển một kế hoạch mới để điều chỉnh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và trao đổi dữ liệu trong Liên minh châu Âu.

Margrethe Vestager, ủy viên Ủy ban cạnh tranh Liên minh châu Âu kiêm Phó chủ tịch điều hành phụ trách các vấn đề kỹ thuật số liên quan đến trí tuệ nhân tạo, big data, đổi mới và an ninh mạng của EU - Ảnh: Reuters

Tài liệu này đề xuất việc tạo ra một “thị trường dữ liệu thống nhất ”, dành cho tất cả các ngành công nghiệp, từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính.

Brussels hy vọng rằng các biện pháp này sẽ cho phép các công ty châu Âu cạnh tranh với những người khổng lồ như Google và Facebook và sẽ không cho phép “những công ty lạ” có được chỗ đứng trên thị trường châu Âu cũng như đề ra những biện pháp hỗ trợ các công ty công nghệ EU.

Các tác giả của đề xuất này là ủy viên Ủy ban cạnh tranh Margrethe Westager, Bộ trưởng Bộ công nghiệp, kinh tế và tài chính Pháp Thierry Breton và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Bà Ursula von der Leyen tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng các công dân sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên thông tin thu được từ dữ liệu phi cá nhân hoá.

Chúng tôi muốn dữ liệu có thể truy cập được cho tất cả mọi người - các tổ chức xã hội hoặc tư nhân, lớn và nhỏ, các công ty khởi nghiệp và các công ty khổng lồ. Điều này sẽ giúp toàn xã hội tận dụng tối đa sự đổi mới, cạnh tranh và đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ kỹ thuật số”.

Nói cách khác, châu Âu muốn giúp các công ty khởi nghiệp của mình cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ. Để ngăn chặn những gã khổng lồ CNTT nước ngoài chiếm lĩnh thị trường AI ở châu Âu, tài liệu này đề xuất tạo ra một thị trường dữ liệu thống nhất cho tất cả các ngành công nghiệp, từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính. Bước này sẽ ngăn Facebook, Amazon và Google tích lũy lượng dữ liệu khổng lồ trong tay họ.

Đối với nhận diện khuôn mặt, số phận của công nghệ này sẽ phụ thuộc vào cuộc tranh luận công khai. Các cuộc thảo luận sẽ cho phép thu thập ý kiến ​​của cư dân EU và quyết định xem việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt có hợp pháp hay không và nếu có thì trong những điều kiện nào.

Đề xuất quan trọng nhất trong dự án là tạo ra một hệ thống thử nghiệm bắt buộc cho các ứng dụng AI mà EU xếp vào loại có rủi ro cao: đặc biệt, bao gồm cả y tế, năng lượng và giao thông, cũng như tất cả các hệ thống ảnh hưởng đến an ninh.

Cần nhấn mạnh rằng tất cả những điều này chỉ là những đề xuất mở để thảo luận và bình luận cho đến ngày 19 tháng 5 năm nay. Và cuộc vận động hành lang đã bắt đầu, như tuyên bố của Theodore Christakis, một giáo sư luật từ Pháp, một trong những tác giả của tài liệu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một tài liệu như vậy tạo ra tiền lệ đầu tiên để bảo vệ thị trường dữ liệu khu vực và các quốc gia khác trên thế giới có thể đi theo châu Âu.

Gần đây, người ta biết rằng Ủy ban châu Âu đã từ chối lệnh cấm trực tiếp sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở những nơi công cộng. Thay vào đó, các quốc gia thành viên EU nên thiết lập các quy tắc riêng và hình thành các nhóm chuyên gia độc lập để đánh giá rủi ro.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu muốn ngăn nước ngoài chiếm lĩnh thị trường trí tuệ nhân tạo