Trung tuần tháng 3.2018, các chuyên gia Viện Chuyên ngành bê tông thuộc thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng của Bộ Xây dựng, đã trực tiếp đến TP.Cần Thơ, thu mẫu, để thí nghiệm, kiểm định chất lượng cát nhiễm mặn đưa vào xử lý bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch do ông Võ Tấn Dũng sáng chế. Thành công này góp phần giải tỏa áp lực về nhu cầu cát xây dựng ngày càng khan hiếm trên thị trường và bảo vệ môi trường, sinh thái…

‘Chế biến’ thành công cát biển thành cát xây dựng

21/03/2018, 05:30

Trung tuần tháng 3.2018, các chuyên gia Viện Chuyên ngành bê tông thuộc thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng của Bộ Xây dựng, đã trực tiếp đến TP.Cần Thơ, thu mẫu, để thí nghiệm, kiểm định chất lượng cát nhiễm mặn đưa vào xử lý bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch do ông Võ Tấn Dũng sáng chế. Thành công này góp phần giải tỏa áp lực về nhu cầu cát xây dựng ngày càng khan hiếm trên thị trường và bảo vệ môi trường, sinh thái…

Các chuyên gia thu mẫu cát nhiễm mặn nguyên khai, thí nghiệm

Xác nhận từ các phòng thí nghiệm

Ngày 19.3, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ăn mòn và Bảo vệ công trình (XDLAS05) thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng), công bố kết quả thí nghiệm, ghi nhận: Mẫu cát nhiễm mặn được đưa về bằng sà lan từ Bà Rịa - Vũng Tàu, có hàm lượng muối (Clo) là 0,255%. Sau khi đưa vào xử lý bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch của ông Võ Tấn Dũng, hàm lượng ion clo (Cl-) giảm xuống còn ở mức 0,018%!

Các chuyên gia giám sát chế biến cát nhiễm mặn bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch tại TP.Cần Thơ

So với yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570:2006 về hàm lượng Cl- đối với bê tông dùng trong các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và vữa thông thường (dưới 0,05%), thì cát nhiễm mặn nguyên khai ở Bà Rịa - Vũng Tàu có hàm lượng Cl - vượt tiêu chuẩn cho phép gấp hơn 5 lần. Nhưng sau khi đưa vào xử lý bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch này thì hàm lượng Cl- giảm xuống thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Trước đó, từ cuối năm 2017, ông Dũng cũng đã chủ động thu mẫu cát nhiễm mặn ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, như: Móng Cái, Bình Thuận, Kiên Giang… đưa vào chế biến thử nghiệm. Kết quả thí nghiệm của các đơn vị chức năng kiểm định đều ghi nhận chất lượng cát sau chế biến đạt tiêu chuẩn cát xây dựng theo quy định, đặc biệt là hàm lượng Cl-.

Cụ thể, cát nhiễm mặn ở tỉnh Móng Cái, sau chế biến, Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam (thuộc Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng), thí nghiệm, xác nhận ngày 20.12.2017, khẳng định: “Không phát hiện hàm lượng Cl-”. Cát nhiễm mặn ở tỉnh Bình Thuận, sau chế biến, Trung tâm Tư vấn chống ăn mòn và xây dựng (Viện Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng), thí nghiệm, ghi nhận: trong vùng cốt liệu vô hại, hàm lượng Cl- chỉ còn 0,005% (thấp 10 lần so với yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7570:2006 - PV).

Cần hỗ trợ để triển khai trên diện rộng

Trực tiếp tham gia thị sát, lấy mẫu thí nghiệm, kiểm định chất lượng cát nhiễm mặn đưa vào xử lý bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch của ông Võ Tấn Dũng tại TP.Cần Thơ, ông Nguyễn Đức Thắng, chuyên gia Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng: bằng biện pháp thí nghiệm, đơn vị đã có thể loại trừ nguồn cát nguyên liệu ở những vùng có nguy cơ bị phản ứng kiềm silic trước khi đưa vào chế biến.

Thu và niêm phong mẫu cát nhiễm mặn sau chế biến bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch, thí nghiệm, ghi nhận: hàm lượng Clo- chỉ còn ở mức 0,018%

Các yếu tố gây hại còn lại trong cát biển nguyên khai như hàm lượng Cl-; bụi, bùn, sét, tạp chất hữu cơ và thành phần hạt mịn thì qua dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch nói trên đều có thể xử lý được, chống tình trạng hút ẩm, dộp bê tông, ăn mòn bê tông cốt thép từ việc sử dụng cát biển.

Khả năng rửa sạch tạp chất và sàng lọc cát bằng dây chuyền công nghệ chế biến cát sạch này đã được kiểm chứng qua kết quả xử lý cát mịn sông Cửu Long, thành 3 loại cát thành phẩm: cát siêu mịn để san lấp, cát mịn xây tô và cát hạt thô để chế tạo bê tông.

Trong đó, chất lượng cát sử dụng cho vữa xây tô và bê tông đã đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Đề tài Nghiên cứu sử dụng cát mịn vùng ĐBSCL chế tạo bê tông và vữa xây dựng của Bộ Xây dựng (do nhóm nghiên cứu Trung tâm Vật liệu xây dựng miền Nam - Viện Vật liệu xây dựng), thực hiện và đã được Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Bộ nghiệm thu.

Theo đó, cát nhiễm mặn đưa vào chế biến bằng dây chuyền công nghệ này sẽ được rửa sạch, khi sử dụng có thể tiết kiệm xi măng, tăng cường độ chịu lực cho bê tông từ 10 - 20%, giảm chi phí sàng thủ công, nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình xây dựng - nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học đã chứng minh.

Từ đầu năm 2017, Bộ Xây dựng đã chính thức công khai, khuyến cáo: “Việc ứng dụng công nghệ chế biến cát sạch vào thực tiễn sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế kỹ thuật và xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cát xây dựng ngày càng tăng là cần thiết. Bộ Xây dựng ủng hộ và tạo điều kiện để doanh nghiệp quảng bá công nghệ chế biến nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực triển khai ứng dụng thực tế”.

Bài, ảnh: Nguyễn Văn Hùng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Chế biến’ thành công cát biển thành cát xây dựng