Vài thành viên fanpage và nhóm Facebook chia sẻ clip hàng chục cảnh sát cơ động (CSCĐ) cưỡi ngựa trên đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội sáng 6.6.

Clip hàng chục CSCĐ cưỡi ngựa trên đường Hà Nội: Đi đâu và làm nhiệm vụ gì?

06/06/2020, 15:36

Vài thành viên fanpage và nhóm Facebook chia sẻ clip hàng chục cảnh sát cơ động (CSCĐ) cưỡi ngựa trên đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội sáng 6.6.

Nhiều người thắc mắc đội CSCĐ cưỡi ngựa đi đâu và làm nhiệm vụ gì?

Được biết, đây là Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh đang diễn tập để chuẩn bị ra mắt sáng 8.6 tới, phục vụ các hoạt động diễu binh diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ giải tán đám đông, xử lý tình huống đảm bảo an ninh trật tự, truy bắt tội phạm mà các phương tiện khác không thể đi tới được, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, đòi hỏi việc băng rừng, đi công tác nhiều ngày...

Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh diễn tập ở Hà Nội.

Đầu tháng 11.2019, Bộ Công an lấy ý kiến về Dự thảo báo cáo tác động chính sách trong dự án Luật Cảnh sát cơ động thay thế cho Pháp lệnh CSCĐ hiện nay, trong đó có nội dung về việc tăng thêm một số tổ chức mới như thành lập Trung đoàn Không quân Công an nhân dân, Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh.

Ngày 22.1.2020, đại diện Bộ Tư lệnh CSCĐ cho biết đơn vị vừa tiếp nhận 105 con ngựa từ nước ngoài để phục vụ cho Trung đoàn CSCĐ Kỵ binh hoạt động trong năm nay.

Phần lớn số ngựa vẫn đang được thuần dưỡng ở Thái Nguyên với sự huấn luyện của chuyên gia nước ngoài. Một số con được thuần dưỡng đã diễu hành biểu diễn trong buổi thăm và kiểm tra của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 21.1 tại Bộ Tư lệnh CSCĐ.

Đoàn CSCĐ Kỵ binh – đơn vị đã được Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định về chức năng nhiệm vụ và đang tích cực chuẩn bị cho lễ ra mắt.

Theo CAND, đoàn CSCĐ Kỵ binh nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4ha, bao gồm cả khu nhà điều hành, ăn ở, sinh hoạt của cán bộ chiến sỹ khu chuồng trại, bãi chăn thả, huấn luyện... Đây là nền tảng cơ sở vật chất cơ bản để đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện đàn ngựa, phục vụ công tác và chiến đấu.

Công việc huấn luyện mỗi ngày diễn ra từ 8 giờ đến 10 giờ 30 thì nghỉ, cho ngựa ăn. Sau giờ ăn cơm và nghỉ trưa của cán bộ thì từ 14 giờ đến 16 giờ, ngựa tiếp tục được huấn luyện, kết thúc sẽ là tắm rửa và ăn bữa chiều.

Cán bộ chơi thể thao, vệ sinh cá nhân và ăn tối, đến 20 giờ lại cho ngựa ăn đêm rồi mới được nghỉ ngơi.

Nếu so sánh với chó thì nghề huấn luyện ngựa vất vả hơn nhiều. Ngựa ăn đến 5 bữa, mỗi con nặng từ 300 -400kg, trong khi lượng thức ăn hằng ngày chiếm 10% trọng lượng cơ thể nên chất thải cũng rất lớn. Song cần phải kiên trì huấn luyện ngựa như với chó để thành thục, tạo ra những phản xạ có điều kiện.

Clip 2 cảnh sát đẩy cụ ông 75 tuổi té nứt đầu: Nói dối nạn nhân vấp ngã! Xem chi tiết tại đây.

Clip xe buýt bị ô tô vượt đèn đỏ tông móp đầu, chạy tiếp ba vòng như ma ám

Nhân Hoàng (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Clip hàng chục CSCĐ cưỡi ngựa trên đường Hà Nội: Đi đâu và làm nhiệm vụ gì?