Đậu rồng còn có tên khác là đậu khế, đậu vuông hay đậu cánh, tên khoa học là psophocarpus tetragonolobus. Dân gian hay trồng đậu rồng để lấy trái ăn như rau xanh, và khi quả già thì mới lấy hạt. 

Đậu rồng: không chấm mắm tôm chà vẫn ngon

Một Thế Giới | 17/05/2014, 09:55

Đậu rồng còn có tên khác là đậu khế, đậu vuông hay đậu cánh, tên khoa học là psophocarpus tetragonolobus. Dân gian hay trồng đậu rồng để lấy trái ăn như rau xanh, và khi quả già thì mới lấy hạt. 

Hầu hết các thành phần của trái đều có thể ăn được và rất ngon, củ, lá non và hoa được dùng làm món xà lách hoặc rau ghém. Hạt đậu rồng khô cũng giống như hạt đậu nành, thường được ép và chế biến thành dầu ăn thực vật, hoặc xay thành bột để làm thực phẩm bổ sung nguồn protein phòng chống suy dinh dưỡng.

Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống vị rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm. Kết quả phân tích cho thấy đậu rồng có chứa rất nhiều protein (hơn 50%), 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 10 loại khoáng tố, vitamin A, C và nhóm B, nhiều loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo. Đậu rồng có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu và vì vậy, rất có lợi cho khung xương của con người.

Đậu rồng ăn sống rất giòn khi còn tươi, nếu luộc thì không cần đun chín quá sẽ nhũn và bớt ngon. Không nên bảo quản đậu rồng lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ biến màu và giảm chất lượng. Toàn cây đều sử dụng được: lá làm rau ăn, hoa được dùng trong các món bánh, mùi của hạt đậu rồng giống như mùi măng tây, rễ giống như khoai tây mà lại giàu dinh dưỡng hơn. Hạt phơi khô đem rang được chế biến thành một loại thức uống có hương vị giống như cà phê.

Do chứa hàm lượng cao protein nên đậu rồng tốt cho người ăn chay và suy dinh dưỡng. Một số món ăn chế biến từ đậu rồng: rửa sạch ăn sống, đặc biệt là chấm với mắm tôm chà hoặc chấm nước mắm kho quẹt, nước tôm rim; thái mỏng trộn chung với xà lách, hành tây, tỏi, thêm sốt chanh chua ngọt để làm món rau ghém; xào hoặc nấu canh tôm thịt; luộc, trộn gỏi; chế biến thành món dưa chua từ đậu rồng để dành dùng lâu.

Đậu rồng rửa sạch để ngăn lạnh là một trong những món khai vị tuyệt hảo của các nhà hàng. Hạt đậu rồng khô pha với các loại hạt khác như đậu nành, đậu đen, đậu xanh… xay thành bột có thể thay thế sữa bột giúp chữa suy dinh dưỡng, trẻ em bụng ỏng da xanh vì có nhiều canxi và axit amin cần cho sự phát triển của trẻ như lysin, methionin, cystein…

Tuy nhiên, cũng như tất cả các cây trong họ đậu khác, đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với người bị bệnh gút.

Chú ý khi mua và bảo quản đậu rồng: lựa trái đậu tươi, không héo và nhất là không có đốm nâu trên trái. Trước khi ăn cần rửa sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống. Để bảo quản tốt, nên cho vào bao nylon gói kín để trong tủ lạnh, nhưng tối đa chỉ nên giữ trong hai ngày.

DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên khoa Y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM - Người Đô Thị

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đậu rồng: không chấm mắm tôm chà vẫn ngon