Quá trình lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo bộ luật và kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28.6).

Đề xuất thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm

Bùi Trí Lâm | 23/10/2019, 13:54

Quá trình lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo bộ luật và kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28.6).

Nghỉ lễ ngày Gia đình Việt Nam 28.6

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại Quốc hội sáng 23.10, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trưởng ban soạn thảo dự án luật đã rút đề xuất tăng thêm một ngày nghỉ có hưởng lương là ngày 27.7 hằng năm và đề nghị giữ nguyên số ngày nghỉ lễ như hiện nay, không đề xuất thêm ngày nghỉ.

Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo bộ luật và kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28.6).Do đó, UB Thường vụ Quốc hội tiếp tục xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội theo hai phương án, không bổ sung ngày nghỉ lễ hoặc bổ sung thêm 1 ngày nghỉ trong nămlà ngày 28.6.

Kết quả thăm dò ý kiến về nội dung này thể hiện, có 30 đoàn đại biểu Quốc hội có ý kiến đề nghị quy định theo hướng cần bổ sung thêm ngày nghỉ cho người lao động. Trong đó, một số ý kiến đề nghị tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ, tết trong năm. Có 2 đoàn đại biểu đề nghị bổ sung thêm 2 ngày do số ngày nghỉ của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

Về ngày nghỉ cụ thể, có 17 đoàn đại biểu tán thành chọn ngày Gia đình Việt Nam; 3 đoàn đề nghị thêm 2 ngày vào dịp nghỉ Tết Âm lịch; 11 đoàn đề nghị nghỉ thêm vào dịp Quốc khánh; 7 đoàn đề nghị nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết dương lịch (31.12); 3 đoàn đề nghị tăng thêm số ngày nghỉ hưởng nguyên lương để người lao động được bố trí học tập ý thức pháp luật, kỷ luật lao động.

Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung quy định các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức không được nghỉ bù, làm bù để phục vụ nhân dân và doanh nghiệp và 2 đoàn nghiêng về đề xuất giữ như quy định hiện hành.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đồng tình phải có thêm ngày nghỉ cho người lao động. Ông nóinên nghỉ thêm 2 ngày gồm ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5.9 và ngày 28.6.

Ông Tiến cho rằng ngày 5.9 có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Nhiều cháu thiệt thòi và tủi thân vì không được bố mẹ đưa đi khai giảng. Nếu không được nghỉ hai ngày mà phải lựa chọn một thì tôi chọn nghỉ ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cũng đồng ý bổ sung thêm một ngày nghỉnhưng cho rằng nên nghỉ ngày Gia đình Việt Nam 28.6 để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) cho rằng nên nghỉ vào dịp Tết dương lịch để kỳ nghỉ này có 2 ngàythay vì 1 ngày như hiện nay. "Tết dương lịch là thời gian kết thúc một năm làm việc mệt nhọc, tăng thêm 1 ngày là hợp xu thế và là điểm ưu việt để người lao động có thể thăm hỏi người thân, đi du lịch", ông Diến nói.

2 phương án điều chỉnh tuổi hưu

Về tuổi nghỉ hưu, UB Thường vụ Quốc hội nêu rõ, chủ trương điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chung đối với người lao động là nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW với mục tiêu lâu dài để chủ động ứng phó với xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến vẫn có hai quan điểm về vấn đề này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần quy định rõ lộ trình thực hiện trong dự thảo Bộ luật như phương án Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 7.

Quan điểm thứ hai cho rằngchỉ nên quy định về nguyên tắc để giao Chính phủ quy định, hướng dẫn cho phù hợp với ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số..., không nhất thiết phải có lộ trình như nhau đối với các nhóm lao động khác nhau và người lao động (nhất là nhóm lao động trực tiếp) sẽ dễ chấp nhận hơn.

Do còn có ý kiến khác nhau và đây là vấn đề có tác động lớn đối với người lao động và thị trường lao động, UB Thường vụ Quốc hội xin báo cáo trình Quốc hội 2 phương án quy định về tuổi nghỉ hưu để xem xét, cho ý kiến.

UB Thường vụ Quốc hội thấy rằng, cả hai phương án đều đạt mục tiêu cụ thể hóa quan điểm của Nghị quyết 28-NQ/TW quy định rõ tuổi nghỉ hưu phải hướng tới.

Đối với Phương án 1: Bảo đảm minh bạch, rõ ràng, tuân thủ quy định của Hiến pháp về quyền của “người làm công ăn lương”, đáp ứng được yêu cầu quy định cụ thể về lộ trình cho từng năm và xác định được thời điểm hoàn thành.

Tuy nhiên, việc áp dụng chung cùng một lộ trình với các nhóm đối tượng lao động rất khác nhau trong thị trường lao động rất đa dạng là chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh, trình độ phát triển của ngành và nghề lao động Việt Nam, sẽ có tác động khác nhau và có thể gây ra sự phức tạp, hệ lụy cần phải được cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, cẩn trọng, nhất là trong bối cảnh chưa tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận người lao động.

Đối với Phương án 2: Bảo đảm tính linh hoạt, không quy định một lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động có đặc điểm ngành nghề, điều kiện, môi trường làm việc rất khác nhau... mà phải tùy vào từng nhóm lao động cụ thể để Chính phủ có thời gian khảo sát, đánh giá kỹ, có bước đi điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu phù hợp.

Tuy nhiên, phương án này chưa xác định thời gian hoàn thành mà giao Chính phủ quy định, như vậy có thể sẽ dẫn đến phức tạp, khó khăn hơn khi thực hiện các quy định nghỉ hưu sớm hoặc kéo dài đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và người lao động không xác định được việc mình sẽ nghỉ hưu vào thời điểm nào.

Lam Thanh
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm