Khu vực doanh nghiệp nhà nước có một sự phát triển khả quan dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình

Doanh nghiệp nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo ở Trung Quốc?

12/10/2018, 05:43

Khu vực doanh nghiệp nhà nước có một sự phát triển khả quan dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình

Doanh nghiệp nhà nước khởi sắc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình

Các nhà chính trị trong nền dân chủ đều biết cách thể hiện mình một cách toàn diện đến tất cả mọi người. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đang cố gắng làm điều đó trong lĩnh vực kinh tế.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang, ông Tập muốn tăng cường đầu tư mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chứ không phải tập trung vào khu vực tư nhân, giống như cách ông đã từng hỗ trợ cả hai khối. Trong một chuyến công cán vào cuối tháng trước ở các tỉnh đông bắc, ông đã bày tỏ quan điểm ủng hộ các DNNN rằng ông muốn các doanh nghiệp trở nên mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn. Tại buổi làm việc với một doanh nghiệp nhà nước, ông nói: “Bất kỳ suy nghĩ và tuyên bố nào nghi ngờ về tương lai của DNNN đều là sai”. Cuối ngày hôm đó, ông Tập đã đến thăm một nhà máy tư nhân. Ở đó, ông đã có một bài phát biểu ngắn, nhẹ nhàng. Hầu hết các chính sách kinh tế của chính phủ, ông nói, đều nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân. Doanh nhân nên giữ vững niềm tin.

Trong ba thập kỷ qua, các công ty tư nhân đã phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu từ con số không, hiện nay các công ty tư nhân chiếm khoảng 80% sản lượng công nghiệp, 90% xuất khẩu và tạo ra gần như tất cả các công việc mới. DNNN vẫn chiếm ưu thế trong các lĩnh vực được chính phủ coi là chiến lược, đáng chú ý là tài chính và năng lượng. Nhưng họ tụt hậu so với các công ty tư nhân trong hoạt động, với lợi tức đầu tư thấp hơn nhiều. Một số nhà kinh tế học Trung Quốc đã gọi DNNN là những cỗ máy hút nguồn lực.

Khi ông Tập trở thành nhà lãnh đạo vào năm 2012, một số nhà quan sát cho rằng ông có thể khiến các DNNN trở nên cạnh tranh hơn. Những hy vọng đó đã tiêu tan. Nỗ lực cắt giảm thêm sản lượng than và thép đã làm tăng giá hàng hóa công nghiệp, mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, thường là DNNN, và gây thiệt hại cho người mua, chủ yếu là tư nhân. Các biện pháp kiểm soát ngân hàng cũng đã làm tổn thương các công ty tư nhân vốn đang gặp khó khăn khi vay vốn tại các ngân hàng chính thức.

Các doanh nhân từ lâu đã phàn nàn về một hiện tượng gọi là guojin mintui ("quốc tiến dân thoái" hay có thể hiểu là nhà nước phát triển trong khi khu vực tư nhân tụt hậu). Tuy nhiên, cũng khó để chứng minh cho điều này. Nhiều công ty tư nhân vẫn phát triển mạnh, nhưng những dấu hiệu đáng lo ngại đang nổi lên. Tính đến năm nay, 22 doanh nghiệp ngoài quốc doanh niêm yết đã bán phần lớn cổ phần cho các nhà đầu tư là các DNNN. Các công ty tư nhân cũng phải chịu nhiều áp lực hơn khi các thành viên Đảng Cộng sản ngồi vào vị trí quản lý cao cấp.

Các thông tin về việc DNNN sẽ đóng vai trò chủ đạo hơn đã bắt đầu lan truyền trên mạng vào tháng trước. Wu Xiaoping, một cựu giám đốc ngân hàng, đã viết rằng khu vực tư nhân đã hoàn thành “nhiệm vụ lịch sử” của mình trong việc giúp các công ty nhà nước phát triển, và đã đến lúc nên rút lui vào hậu trường. Ý kiến ​​của ông Wu đã bị chỉ trích và chế giễu công khai. Bài đăng của ông ấy đã bị xóa, có lẽ bởi vì ngay cả những người kiểm duyệt cũng nghĩ rằng ông ấy đã vượt quá giới hạn. Dù thế nào đi chăng nữa, ông Wu cũng đã gây ra một cú sốc. Ông Tập có thể nghĩ rằng ông đang đi một con đường trung lộ, nhưng vẫn có rất nhiều nghi ngờ về kế hoạch của ông.

Ngân Giang (theo Economist)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo ở Trung Quốc?