Đài CNN ghi nhận nhiều doanh nghiệp phải định hướng lại hoạt động kinh doanh để thích ứng với xã hội Nhật Bản không ngừng già đi.
Chuyển động

Doanh nghiệp phải thay đổi bởi xã hội Nhật già đi

Cẩm Bình 06/07/2024 16:51

Đài CNN ghi nhận nhiều doanh nghiệp phải định hướng lại hoạt động kinh doanh để thích ứng với xã hội Nhật Bản không ngừng già đi.

Dân số toàn cầu già hóa là xu hướng mà Liên Hợp Quốc đánh giá là không thể đảo ngược do tuổi thọ tăng và quy mô gia đình nhỏ đi. Theo một báo cáo công bố năm ngoái của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050 số người từ 65 tuổi trở lên trên toàn cầu sẽ lên tới 1,6 tỉ.

Xu hướng trên đe dọa đến nền kinh tế Nhật khi tỷ lệ người già ngày càng tăng còn số cặp vợ chồng sinh con ngày càng giảm. Số trẻ sinh ra đã giảm 8 năm liên tiếp, chạm mức thấp kỷ lục 727.277 trẻ năm 2023.

Năm ngoái, gần 30% dân số Nhật từ 65 tuổi trở lên. Vài tháng trước nước này cho biết cứ 10 công dân thì có 1 người từ 80 tuổi trở lên.

Thủ tướng Fumio Kishida cố gắng cải thiện tình hình bằng loạt biện pháp khuyến khích sinh đẻ. Khủng hoảng nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến quỹ hưu trí cùng hệ thống y tế vì lực lượng lao động sụt giảm và nhu cầu từ dân số già tăng lên.

doanh01.jpg
Dân số Nhật già hóa nhanh chóng trong 50 năm qua - Ảnh: CNN

Xã hội già đi cũng làm thay đổi thị trường sản phẩm tiêu dùng. Nhu cầu tã người lớn tại Nhật tăng trong khi nhu cầu tã em bé giảm.

Theo đơn vị nghiên cứu thị trường Euromonitor International, giá trị của thị trường tã người lớn toàn cầu lên tới 12,8 tỉ USD vào năm 2023, ước tính năm 2026 đạt gần 15,5 tỉ USD.

Tại Nhật, giá trị của thị trường tã người lớn đạt 1,7 tỉ USD vào năm 2023, ước tính năm 2026 tăng lên 1,9 tỉ USD – chiếm 12% thị trường toàn cầu.

Ví dụ tiêu biểu cho việc doanh nghiệp thay đổi cho phù hợp tình hình là Oji Holdings. Tháng 3 vừa qua công ty tuyên bố đến cuối năm nay sẽ ngừng sản xuất tã em bé cho thị trường nội địa để tập trung vào tã người lớn.

Tuy vậy tã em bé Oji vẫn hiện diện ở thị trường nước ngoài. Doanh số tã em bé của công ty tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia tiếp tục tăng trưởng còn doanh số ở quê nhà lại giảm. Năm ngoái số tã người họ bán ra tại Nhật nhiều hơn 7,3% so với số tã em bé bán ra.

doanh02.jpg
Thị trường tã người lớn tại Nhật ngày càng mở rộng - Ảnh: CNN

“Ông lớn” ngành điện tử Panasonic từ năm 1990 đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm phục vụ người già. Đơn vị sản xuất thiết bị nhà bếp Zojirushi đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm dành riêng cho người già, chẳng hạn ấm trà gửi thư điện tử đến địa chỉ đăng ký từ trước để người thân nắm được hoạt động của thành viên lớn tuổi trong gia đình.

Không chỉ Nhật, tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đang giảm. Liên Hợp Quốc ước tính đến năm 2050, trong danh sách 10 quốc gia/vùng lãnh thổ có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên nhiều nhất sẽ có đến 6 cái tên từ châu Á, và Hồng Kông đứng đầu danh sách. Đến năm 2100 chỉ còn châu Phi có tỷ lệ người cao tuổi chiếm dưới 15% dân số, thời điểm đó tỷ lệ người cao tuổi ở châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Caribbean đều vượt ngưỡng 30%.

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp phải thay đổi bởi xã hội Nhật già đi