Nhiều doanh nghiệp Việt đang tạo đột phá nhờ đầu tư công nghệ cao vào sản xuất và triệt để thực hiện “chuyển đổi kép” giúp tăng giá trị sản phẩm, xây dựng được chuỗi giá trị xanh để hướng tới Net Zero và đưa thương hiệu Việt ra thế giới.
Thông tin doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt nỗ lực chuyển đổi công nghệ, đẩy mạnh sản xuất xanh

Hạ Vĩ 19/10/2024 15:56

Nhiều doanh nghiệp Việt đang tạo đột phá nhờ đầu tư công nghệ cao vào sản xuất và triệt để thực hiện “chuyển đổi kép” giúp tăng giá trị sản phẩm, xây dựng được chuỗi giá trị xanh để hướng tới Net Zero và đưa thương hiệu Việt ra thế giới.

Chuyển đổi kép (chuyển đổi số kết hợp chuyển đổi xanh) đang là xu hướng chung của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vào cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: Chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

1(1).jpg
Đầu tư công nghệ tối tân và thực hiện chuyển đổi số triệt để đang giúp nhiều doanh nghiệp thu “quả ngọt” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện cam kết, đáp ứng yêu cầu của thời đại, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ xanh và số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả là gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, giảm lượng phát thải, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng doanh thu.

Tại nhà máy của các doanh nghiệp như Vinfast đã sử dụng hơn 1.200 robot trong dây chuyển sản xuất; Biti’s sử dụng công nghệ in 3D rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sử dụng thực tế ảo (VR) để vận hành các thiết bị phức tạp trên giàn khoan; FPT Software dùng điện toán đám mây để quản lý dự án và hợp tác với khách hàng toàn cầu, tăng hiệu quả làm việc. Tân Hiệp Phát hay Trung Nguyên áp dụng blockchain theo dõi quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm góp phần đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới.

2.jpg
Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic tại nhà máy Tân Hiệp Phát được coi là phát minh của thế kỷ 21 trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống.

Mục tiêu chuyển đổi kép đang được các doanh nghiệp đưa vào chiến lược bắt buộc để phát triển. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát đã thực hiện việc chuyển đổi này từ cách đây gần 2 thập kỷ trước qua việc đầu tư hàng chục hệ thống dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic của tập đoàn GEA Procomac (Đức) và đã đem lại thành quả đáng tự hào.

Với công suất cho 48.000 chai sản phẩm/giờ, công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic là sự kết hợp tối ưu giữa 5 yếu tố vô trùng (chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng và môi trường chiết vô trùng), đảm bảo yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm. Trong đó, khả năng chiết lạnh vô trùng giúp sản phẩm không mất đi các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bởi tác động của nhiệt độ cao, đồng thời giữ được hương vị tự nhiên nhất mà không cần sử dụng chất bảo quản.

3.jpg
Đầu tư công nghệ tối tân và thực hiện chuyển đổi số triệt để đang giúp nhiều doanh nghiệp thu “quả ngọt” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Không chỉ tối ưu chất lượng sản phẩm và góp phần tạo ra ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe, đáp ứng những tiêu chí khắt khe của người tiêu dùng hiện đại, công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic còn giúp Tân Hiệp Phát giảm sử dụng hàng chục ngàn tấn nguyên liệu nhựa thô mỗi năm, giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất, giảm khí thải và xử lý chất thải ở cuối quá trình vòng đời sản phẩm, từ đó tối ưu và tiết kiệm nguồn tài nguyên trong chuỗi cung ứng.

4.jpg
Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic không chỉ giúp Tân Hiệp Phát khai phá ra ngành hàng nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe mà còn thúc đẩy doanh nghiệp này tiên phong chuyển đổi kép từ hàng chục năm trước.

“Không chỉ nỗ lực phát triển các sản phẩm thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe để phục vụ người tiêu dùng, phụng sự xã hội tốt hơn, chúng tôi còn triệt để thực hiện “xanh hóa” hoạt động sản xuất từ gần 2 thập kỷ trước nhờ áp dụng công nghệ cao để góp phần thực thi ESG gồm sản xuất sản phẩm xanh, hướng tới tiêu dùng bền vững và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”, ông Nguyễn Văn Tư, Giám đốc khối sản xuất của Tân Hiệp Phát, cho biết.

5.jpg
Thực hiện chuyển đổi kép để cam kết một tương lai “xanh” với các sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để tiến ra sân chơi toàn cầu được nhiều doanh nghiệp Việt nghiêm túc thực hiện. Trong hình là các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đang được lưu kho để chờ xuất khẩu.

Với việc đầu tư công nghệ, triệt để thực hiện số hóa và xanh hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh qua chuỗi hệ thống công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic, Tân Hiệp Phát đã tạo ra các thức uống giải khát tốt cho sức khỏe, mang tính biểu tượng của ngành hàng như: Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ... được hàng triệu người tiêu dùng yêu thích và sử dụng mỗi ngày. Những sản phẩm này còn xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…

“Với tầm nhìn trăm năm, Tân Hiệp Phát nuôi dưỡng khát vọng trở thành một doanh nghiệp hàng đầu châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm. Do đó, việc tự cải tiến, nâng cấp và so sánh với những chuẩn toàn cầu là yêu cầu bắt buộc mà chúng tôi thực hiện hàng năm. Trong đó, chuyển đổi kép, sản xuất xanh là mệnh lệnh bắt buộc phải thực hiện để góp phần thực thi ESG, tiến tới Net Zero, giúp doanh nghiệp tiến sâu vào sân chơi toàn cầu”, ông Nguyễn Văn Tư, Giám đốc khối sản xuất của Tân Hiệp Phát, chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Việt nỗ lực chuyển đổi công nghệ, đẩy mạnh sản xuất xanh