"Báo cáo Hành tinh sống năm 2020", công trình hợp tác giữa Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) và Hiệp hội Động vật học London, cho biết số lượng động vật, chim và cá toàn cầu đã giảm mạnh hơn 2/3 trong vòng chưa đầy 50 năm, do ảnh hưởng trực tiếp từ con người.

Động vật hoang dã trên thế giới giảm hơn 2/3 trong nửa thế kỷ

Hoàng Vũ | 11/09/2020, 16:23

"Báo cáo Hành tinh sống năm 2020", công trình hợp tác giữa Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) và Hiệp hội Động vật học London, cho biết số lượng động vật, chim và cá toàn cầu đã giảm mạnh hơn 2/3 trong vòng chưa đầy 50 năm, do ảnh hưởng trực tiếp từ con người.

Hoạt động tàn phá thiên nhiên của con người đã làm suy thoái nghiêm trọng 3/4 diện tích đất và 40% diện tích đại dương trên bề mặt Trái đất. Sự phá hoại ngày càng gia tăng này có khả năng gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe và sinh kế của con người.

Chỉ số Hành tinh sống, theo dõi hơn 4.000 loài động vật có xương sống, cảnh báo rằng nạn phá rừng tăngcaovà mở rộng nông nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng các loài vật, trung bình 68%, tínhtừ năm 1970 - 2016.

Báo cáo Hành tinh sống năm 2020, hợp tác giữa WWF và Hiệp hội Động vật học London,đi kèm với một nghiên cứu bởi hơn 40 tổ chức phi chính phủ và các tổ chức học thuậttoàn cầu, cảnh báo việctiếp tục mất môi trường sống tự nhiên làm tăng nguy cơ đại dịch trong tương lai, khi con người mở rộng sự hiện diện, tiếp xúc gần hơn với các loài động vật hoang dã.

Đề cập về sự mất mát lớn của đa dạng sinh học trên Trái đất kể từ năm 1970, Tổng giám đốc WWF, ông Marco Lambertininói: “Đây là sự sụt giảm nhanh chóng mà chúng tôi đã theo dõi trong 30 nămqua. Trong năm 2016, chúng tôi ghi nhận mức giảm 60%, nhưng bây giờ nóđã giảm 70%.Tất cả những điều này chỉ diễn ra trong nháy mắtso với hàng triệu năm mà nhiều loài sinh vật đã sống trên hành tinh”.

“Chúng ta không thể bỏ qua các bằng chứng về chỉ số suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài động vật hoang dã. Đây là chỉ số cảnh báo môi trường thiên nhiên và là môi trường sống của chúng ta đang bị dọa nghiêm trọng.Hành tinh chúng ta đang phát tín hiệu đỏ, cảnh báo lỗi hệ thống. Từ các loài cá ở đại dương và sông ngòi đến loài ong vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, sự suy giảm ở động vật hoang dã ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng, an ninh lương thực và sinh kế của hàng tỉngười”, ông Lambertini cảnh báo.

Tổng giám đốc WWF nói thêm: "Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, các quốc gia trước hết cần phải phối hợp và hành động để cùng chặn đứng và đảo ngược xu hướng mất đa dạng sinh học và quần thể các loài hoang dã vào cuối thập niênnày. Sự sống còn của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào việc này".

50 năm qua đã chứng kiếnsự tăng trưởng kinh tế nhanh gây nênsự bùng nổ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu.Việcchuyển đổi rừng hoặc đồng cỏ thành trang trạigây thiệt hại lớn cho các động vật hoang dã, khi nơi sinh sống của chúng bị thu hẹp. Bức tranh cũng thảm khốc không kém ở đại dương, nơi 75% trữ lượng cá bị khai thác quá mức.

Và trong khi số lượng động vật hoang dã đang suy giảm, các loài vật khác cũng đang dần biến mất với tốc độ nhanh ở một số nơi. Chỉ số cho thấy các khu vực nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ đã chứng kiến số loài giảm kỷ lục 94% kể từ năm 1970.

Cùng với đó, báo cáo cũng đề ra một số giải pháp như con người nên giảm lãng phí thực phẩm, ưu tiên chế độ ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường hơn, đồng thời, kết hợp những nỗ lực bảo tồn triệt để, nhằm ngăn chặn sự suy giảm số lượng các loài động vật trong tương lai.

Ông David Leclere, học giả nghiên cứu tại Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế cho biết: "Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Tốc độ phục hồi đa dạng sinh học thường chậm hơn nhiều so với tốc độ mất đa dạng sinh học gần đây. Điều này cho thấy rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong hành động sẽ khiến đa dạng sinh học bị tổn thất thêm và sẽ mất nhiều thập niênmới có thể phục hồi”. Ông cũng cảnh báo về những tổn thất "không thể phục hồi", chẳng hạn như khi một loài tuyệt chủng.

Trang Nhung (theo Phys.org)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Động vật hoang dã trên thế giới giảm hơn 2/3 trong nửa thế kỷ