Đại dịch Coronavirus 2019 (COVID-19) đang gây áp lực rất lớn lên hệ thống Internet toàn cầu. Lúc này cộng đồng mạng dường như không còn có thể trách "con cá mập" được nữa mà thay vào đó phải là "con corona".

Đừng trách 'con cá mập' nữa, lý do mạng Internet toàn cầu chậm lúc này là vì 'con corona'

26/03/2020, 00:11

Đại dịch Coronavirus 2019 (COVID-19) đang gây áp lực rất lớn lên hệ thống Internet toàn cầu. Lúc này cộng đồng mạng dường như không còn có thể trách "con cá mập" được nữa mà thay vào đó phải là "con corona".

Bản đồ hệ thống cáp ngầm trên phạm vi toàn cầu. Nguồn: PRIMETRICA

Cơ sở hạ tầng Internet toàn cầu đang chịu áp lực rất lớn do tình trạng phong tỏa ở nhiều quốc gia trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Người người thì ở nhà, mà nhà nào cũng "work from home".

Một bản đồ về "áp lực Internet toàn cầu" do các nhà nghiên cứu Úc tạo ra đã cho thấy rất rõ tác động của COVID-19 đối với hạ tầng Internet khi mọi người buộc phải ở nhà. Phần mềm bản đồ được phát triển bởi công ty dữ liệu KASPR Datahaus đã thu thập và xử lý hàng tỷ hoạt động, đo lường chất lượng đường truyền Internet hằng ngày.

KASPR Datahaus cho biết bất kỳ hoạt động nào có băng thông lớn, chẳng hạn như phát video HD và chơi game trực tuyến nhiều đồ họa, đều có thể góp phần gây tắc nghẽn hệ thống mạng.

"Nhiều người ở nhà hơn có nghĩa là sẽ có nhiều người trực tuyến hơn, lượng băng thông bị chiếm dụng lớn hơn", GS.Paul Raschky, nhà kinh tế tại Đại học Monash ở Melbourne và là đồng sáng lập của KASPR Datahaus nói.

Ông giải thích, "video phát trực tiếp hoặc tải video lên của bạn trong các hội nghị trực tuyến được tạo thành từ các gói thông tin nhỏ, những gói này cần tìm đường xuống cáp đồng và cáp quang trên khoảng cách rộng lớn". "Khi càng nhiều gói phát trực tuyến cố gắng thực hiện hành trình cùng một lúc thì con đường càng tắc nghẽn, thời gian đến càng chậm".

Nhóm nghiên cứu nhận thấy những thay đổi về độ trễ Internet xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12.3-13.3, tức là vào thời gian chính phủ một số nước như Pháp, Tây Ban Nha và Ý bắt đầu áp đặt lệnh phong toả toàn quốc.

Bản đồ ghi nhận hoạt động sử dụng Internet toàn cầu, cho thấy áp lực gia tăng ở Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Iran và Malaysia.

Nhóm đã tập trung nghiên cứu các quốc gia có ít nhất 100 trường hợp được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 kể từ ngày 13.3, vì đây là những nước có khả năng thực hiện các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội (social distancing) nhất. Nó cho thấy áp lực đối với các mạng Internet đang được cảm nhận đặc biệt ở Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Iran và Malaysia.

Bản đồ này hiện có sẵn và công khai, cho phép người dùng tải xuống dữ liệu cho từng quốc gia. KASPR Datahaus khuyên chính phủ và các nhà cung cấp mạng có thể hạn chế một số dịch vụ trực tuyến để hệ thống mạng không bị đình trệ do lưu lượng truy cập tăng đột biến.

Như vậy lúc này, có một câu hỏi đặt ra là: Liệu đại dịch Coronavirus có làm sụp đổ hệ thống mạng Internet toàn cầu không?

Theo GS khoa học máy tính Jim Waldo cũng là Giám đốc Công nghệ Đại học Harvard (Mỹ), làm việc online tại nhà là sự thay đổi từ mạng công ty sang thiết bị tiêu dùng, hay nói rõ thêm là đại dịch này chỉ khiến người dùng chuyển đổi địa điểm sử dụng Internet phần lớn từ nơi công cộng về nhà mà thôi.

Nghĩa là người dùng Internet chỉ giảm việc sử dụng Internet ở nơi công cộng và thường xuyên ở nhà dùng máy tính tại nhà, hoặc nhìn vào màn hình điện thoại thường xuyên hơn.

Bởi thế, sẽ không có chuyện băng thông dữ liệu bị đe dọa bởi số lượng người dùng tăng lên (bởi thực chất, số lượng người dùng vẫn như thế). Do đó, câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở trên là: Đại dịch Coronavirus khó có thể làm sụp đổ hệ thống mạng Internet toàn cầu!

Tuy nhiên, như Một Thế Giới đã nói trong một số bài viết trước, đại dịch này đang làm xáo trộn của sống của tất cả chúng ta. Nó có thể làm thay đổi cách sống và cách làm việc, đồng thời có khả năng tạo ra cách thức hoạt động mới.

A.T.T tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng trách 'con cá mập' nữa, lý do mạng Internet toàn cầu chậm lúc này là vì 'con corona'