Việc thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, cố tình xây dựng công trình sai phép, đưa dự án đi thế chấp ngân hàng... đang khiến nhiều người mua nhà chịu nhiều rủi ro.

Gần 90% dự án BĐS đem cầm cố vì chế tài chưa đủ mạnh

Quang Huy | 24/06/2016, 05:36

Việc thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, cố tình xây dựng công trình sai phép, đưa dự án đi thế chấp ngân hàng... đang khiến nhiều người mua nhà chịu nhiều rủi ro.

Đó là thông tin được các chuyên gia đưa ratại tọa đàm “Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung” vừa được CafeLand tổ chức tại TP.HCMvào ngày 23.6.

Theo các chuyên gia và nhà quản lý, hiện hệ thống pháp lý về mua bán nhà ở tại Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, cố tình xây dựng công trình sai phép, đưa dự án đi thế chấp ngân hàng… khiến người mua chịu nhiều rủi ro. Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở đã ban hành từ lâu nhưng các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh trên thị trường bất động sản.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tọa buổi tọa đàm cho rằng hiện nay nhiều bất cập bắt đầu phát sinh ngay từ lúc mua bán nhà. Các thông tin minh bạch về thị trường bất động sản, sự công khai thông tin tài chính và quản trị của các tổ chức, yếu tố pháp lý theo quy định, tiêu chuẩn đạo đức và tính chuyên nghiệp của nhiều doanh nghiệp đều không đáp ứng được.

Đồng quan điểm với ông Tuấn, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Cục phó Cục quản lý nhà Bộ Xây dựng nói: “Theo tôi vấn đề phát sinh trong tranh chấp thời gian qua xuất phát từ nhiều nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là bắt đầu từ mua bán. Đây là khởi đầu cho mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đển sản phẩm nhà sau này từ quá trình xây dựng đến lúc bàn giao công trình”.

Nói về trách nhiệm của cơ quan quản lý, ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng phát triển Nhà và Thị trường BĐS, Sở Xây dựng TP.HCM giải thích: “Trong quá trình xây dựng, trách nhiệm của chủ đầu tư được quy định rất cụ thể trong Luật Nhà ở và Luật Xây dựng. Chủ đầu tư phải đảm bảo mọi sự an toàn và đúng quy định theo pháp lệnh trong xây dựng. Cơ quan quản lý thì phải giám sát chặt chẽ và quản lý các hoạt động của chủ đầu tư”.

Tọa đàm: Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung. Ảnh: Quang Huy
Tọa đàm "Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung". Ảnh: Quang Huy

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết hầu như 90% dự án đều thế chấp để huy động vốn từ ngân hàng. Trong hợp đồng thế chấp chắc chắn sẽ ghi rõ là đất và nhà ở hình thành trong tương lai, đồng thời sẽ có điều khoản cho bán dự án để thu tiền trả nợ ngân hàng. Nội dung thỏa thuận thế chấp thì đã rõ nhưng vấn đề là giám sát chưa đến nơi đến chốn. Ông Nghĩa cũng cho rằng hiện pháp luật đã có quy định đầy đủ, vấn đề là ở chỗ giám sát việc thực hiện.

Ngoài ra, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, có hiệu lực từ tháng 7.2015, quy định trước khi xây dựng thì chủ đầu tư phải có thông báo cho Sở Xây dựng và Sở xác nhận thì mới được phép xây dựng và công bố thông tin. Hơn nữa, khi chủ đầu tư mở bán thì bắt buộc phải có bảo lãnh của ngân hàng cho những BĐS hình thành trong tương lai, nhưng trên thực tế một số chủ đầu tư chỉ mới được cam kết bảo lãnh cũng đã chào bán.

Về việc chủ đầu tư không làm đúng theo luật định thì sẽ bị chế tài ra sao, ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Công ty Luật ATIM cho biết: "Trong Luật Kinh doanh, Luật Nhà ở cũng như Nghị định 99 đã có nội dung yêu cầu và hướng dẫn việc công khai thông tin, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho các cơ quan chức năng và người mua nhà trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên tình trạng chủ đầu tư vừa huy động tiền của người mua vừa thế chấp vay ngân hàng vẫn xảy ra là do thông tin không minh bạch và thiếu chế tài đủ răn đe các chủ đầu vi phạm".

Quang Huy
Bài liên quan
Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản vùng Đông Bắc Hà Nội
Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại khu vực Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 90% dự án BĐS đem cầm cố vì chế tài chưa đủ mạnh