Gần hai thế kỷ sau cái chết của Beethoven, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thực hiện di chúc của nhạc sĩ thiên tài theo cách mà ông chưa bao giờ dám mơ tới, bằng cách phân tích di truyền DNA trong các mẫu tóc đã được xác thực của ông.

Giải mã gien nhà soạn nhạc Beethoven, phát hiện chuyện tình buồn

Anh Tú | 05/08/2023, 08:36

Gần hai thế kỷ sau cái chết của Beethoven, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thực hiện di chúc của nhạc sĩ thiên tài theo cách mà ông chưa bao giờ dám mơ tới, bằng cách phân tích di truyền DNA trong các mẫu tóc đã được xác thực của ông.

Vào một ngày thứ hai đầy giông bão trong tháng 3.1827, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig von Beethoven đã qua đời sau một thời gian dài lâm bệnh. Nằm liệt giường từ Giáng sinh năm trước, ông bị bệnh vàng da tấn công, chân tay và bụng sưng phù, mỗi lần thở là một sự vật vã.

Khi các cộng sự của ông thực hiện nhiệm vụ thu dọn đồ đạc cá nhân, họ phát hiện ra một tài liệu mà Beethoven đã viết từ một phần tư thế kỷ trước đó - một di chúc cầu xin những người anh em trong gia đình tiết lộ chi tiết về tình trạng của ông cho công chúng.

Ngày nay, không có gì bí mật khi một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất đã bị mất thính lực chức năng (hay còn gọi là mất thính lực tâm lý được sử dụng để mô tả bất kỳ tình trạng mất thính lực nào không thể giải thích được bằng nguyên nhân hữu cơ. Mất thính giác tâm lý được phân loại là một phần của rối loạn chuyển đổi trong lĩnh vực tâm thần học) vào lúc mới giữa tứ tuần. Đó là một sự trớ trêu bi thảm mà Beethoven mong ước cả thế giới hiểu được, không chỉ từ góc độ cá nhân mà còn từ góc độ y học.

Gần hai thế kỷ sau cái chết của Beethoven, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thực hiện di chúc của nhạc sĩ thiên tài theo cách mà ông chưa bao giờ dám mơ tới, bằng cách phân tích di truyền DNA trong các mẫu tóc đã được xác thực của ông.

Nhà hóa sinh Johannes Krause từ Viện Max Planck chuyên về Nhân chủng học Tiến hóa ở Đức cho biết: "Mục tiêu chính của chúng tôi là làm sáng tỏ các vấn đề sức khỏe của Beethoven, trong đó nổi tiếng là căn bệnh mất thính giác, bắt đầu từ giữa đến cuối những năm 20 tuổi và cuối cùng dẫn đến việc ông bị mất thính lực chức năng vào năm 1818".

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất thính giác đó chưa bao giờ được biết đến, ngay cả với bác sĩ riêng của Beethoven. Điều bắt đầu là chứng ù tai ở độ tuổi 20 của ông dần nhường chỗ cho khả năng chịu đựng tiếng ồn lớn giảm dần và cuối cùng là mất khả năng nghe ở những âm vực cao hơn, kết thúc luôn sự nghiệp biểu diễn của ông.

Đối với một nhạc sĩ, đó là điều không gì có thể mỉa mai hơn. Trong một bức thư gửi cho những người anh em trong gia đình, Beethoven thừa nhận ông "đau khổ vô vọng", đến mức định tự tử.

Đó không chỉ là chứng mất thính giác mà nhà soạn nhạc phải đối mặt khi trưởng thành. Ít nhất từ năm 22 tuổi, Beethoven được cho là đã bị đau bụng dữ dội và tiêu chảy mạn tính.

Sáu năm trước khi ông qua đời, những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan xuất hiện, một căn bệnh được cho là một phần nguyên nhân dẫn đến việc ông qua đời khi mới 56 tuổi, khá trẻ vào thời đó.

Vào năm 2007, một cuộc điều tra pháp y về một lọn tóc được cho là của Beethoven cho thấy ngộ độc chì có thể đã đẩy nhanh cái chết của ông, nếu không thì cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cướp đi sinh mạng của ông.

Với văn hóa uống rượu từ bình chứa chì và các phương pháp điều trị y tế thời bấy giờ thường lạm dụng chì, kết luận đó không gây ngạc nhiên.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố vào tháng 3 năm nay, đã bác bỏ giả thuyết này, tiết lộ rằng lọn tóc mà người ta mổ xẻ hồi 2007 đó vốn không phải của Beethoven, mà là của một người phụ nữ vô danh.

Quan trọng hơn, những bằng chứng sơ cấp cho thấy nhiều khả năng cái chết của nhà soạn nhạc có thể là do nhiễm trùng viêm gan B, trầm trọng hơn chuyện do ông uống rượu và có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan.

Krause cho biết: “Chúng tôi không thể tìm ra nguyên nhân chính xác khiến Beethoven bị mất thính giác hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa. Theo một cách nào đó, chúng ta còn nhiều câu hỏi hơn về cuộc đời và cái chết của nhà soạn nhạc nổi tiếng. Ông ấy mắc bệnh viêm gan ở đâu? Làm thế nào mà một lọn tóc của phụ nữ được coi là của Beethoven trong nhiều thế kỷ? Và điều gì đằng sau những cơn đau ruột và mất thính giác của ông ấy?

Do nhóm được truyền cảm hứng từ mong muốn của Beethoven để thế giới hiểu được tình trạng mất thính giác của ông, nên kết quả mà thế giới biết có thể không phản ánh nguyện vọng của nhạc sĩ. Mặc dù có một điều ngạc nhiên nữa được chôn giấu trong gien của ông ấy.

Điều tra sâu hơn so sánh nhiễm sắc thể Y trong các mẫu tóc với nhiễm sắc thể của những người thân hiện đại có nguồn gốc từ dòng họ của Beethoven cho thấy có sự không khớp. Có vẻ như đã có một chút ngoại tình xảy ra trong các thế hệ tổ tông của nhà soạn nhạc.

Tristan Begg - một nhà nhân chủng học sinh học hiện đang làm việc tại Đại học Cambridge ở Anh cho biết: “Phát hiện này gợi ý về một sự kiện quan hệ “cha con hờ” trong dòng họ của ông giữa sự ra đời của Hendrik van Beethoven ở Kampenhout, Bỉ vào năm 1572 và sự ra đời của Ludwig van Beethoven bảy thế hệ sau đó vào năm 1770, ở Bonn, Đức”.

gen.jpg
Bản đồ gien của Beethoven trong phả hệ dòng họ

Có lẽ Beethoven sẽ không bao giờ ngờ tới những bí mật ẩn giấu trong lọn tóc mà bạn bè và cộng sự đã cắt khỏi cơ thể ông sau đêm thứ hai giông bão ảm đạm năm 1827. Một bí mật cũng là một chuyện tình buồn không biết đã xảy ra khi nào.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã gien nhà soạn nhạc Beethoven, phát hiện chuyện tình buồn