Ngày 28.9, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức tập huấn phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nhằm chủ động phòng ngừa và phối hợp kịp thời ứng cứu sự cố hóa chất có nguy cơ xảy ra.
Trong những năm qua, việc sản xuất, kinh doanh hóa chất đã và đang phát triển mạnh, cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng và vật liệu nổ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất (đặc biệt là hóa chất nguy hiểm) ngày càng tăng, luôn kèm theo các nguy cơ xảy ra các sự cố đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường, đồng thời khả năng ứng phó sự cố hóa chất yếu kém và còn nhiều hạn chế tại các địa phương cũng như các cơ sở hoạt động hóa chất đã dẫn đến hậu quả là thiệt hại về người và của cải vật chất rất lớn.
Các số liệu thống kê về sự cố hóa chất trong thời gian qua cho thấy sự cố hóa chất hiện nay đang xảy ra với tần suất ngày càng nhiều và quy mô, phạm vi tác động của nhiều sự cố rất lớn. Sự cố hóa chất càng đặc biệt nguy hiểm do nhiều cơ sở hoạt động hoá chất vẫn tồn tại trong nhiều khu vực đông dân cư, nhiều cơ sở hóa chất nằm xen lẫn với các cơ sở công nghiệp, kinh doanh thương mại khác. Nhiều sự cố hóa chất xảy ra trong thời gian qua tại nhiều địa phương khắp cả nước, có những sự cố đã gây chết và làm bị thương nhiều người dân.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một đòi hỏi cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất.
Theo Sở Công Thương, trên địa bàn thành phố hiện có 98.570 đơn vị sản xuất công nghiệp, trong đó có 728 đơn vị sản xuất hóachất và sản phẩm hóachất. Tuy nhiên, có tới 76% số doanh nghiệp chưa lập kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó.
Bên cạnh đó, nhận thức về an toàn hóachất của các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động hóachất, nhất là các đơn vị sử dụng hóachất nguy hiểm còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa nắm được tính chất nguy hiểm của hóachất đang sử dụng.
Lực lượng và trang thiết bị chuyên dùng cho công tác ứng phó sự cố hóachất chưa đáp ứng yêu cầu; một số đơn vị sử dụng vật liệu xây dựng kho hóachất không phù hợp dẫn đến mái che, cửa kho...bị hóachất ăn mòn nhưng không tiến hành sửa chữa kịp thời.
Trước tình hình trên, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo các sởngành, Chủ tịch UBND các cấp, lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo nâng cao nhận thức, cập nhật thông tin an toàn hóa chất để thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất.
Các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm định và đăng ký sử dụng theo quy định pháp luật đối với máy móc, thiết bị, vật tư, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Đồng thời, các doanh nghiệp nghiêm túc báo cáo định kỳ về hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, tại nạn lao động, bảo hộ lao động theo quy định.
Tuyết Nhung