Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục 15 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia trong đó có lễ hội đua bò của đồng bào Khmer thuộc tỉnh An Giang. 

Hội đua bò Bảy Núi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

Một Thế Giới | 22/01/2016, 14:16

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục 15 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia trong đó có lễ hội đua bò của đồng bào Khmer thuộc tỉnh An Giang. 

Hội đua bò Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang nổi tiếng quen thuộc với nhiều người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây được coi là môn thể thao mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer Nam bộ, diễn ra vào mỗi dịp lễ Sen Đôn-ta hàng năm của đồng bào Khmer (ngày 29 – 30.8 và 1.9 âm lịch).
Từ một lễ hội của đồng bào dân tộc, môn thể thao truyền thống này đã được tổ chức thành giải Đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang, liên tục từ năm 1992 đến nay. Mỗi năm hoạt động nay thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. 
Hoi dua bo Bay Nui cong nhan di san van hoa phi vat the-hinh-anh-1

Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang) đã được công nhận là 1 trong 15 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, theo quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp nơi có Di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá phi vật thể trong danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá. 
Việc trở thành Di sản phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm vui riêng của đồng bào dân tộc Khmer mà còn là niềm vinh dự của người dân An Giang nói chung. 
Danh sách 15 di sản văn hoá phi vật thể được công bố
1. Hội đua bò Bảy Núi, An Giang

2. Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu), Bắc Kạn

3. Lễ hội làng Diềm, Bắc Ninh

4. Lễ hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh

5. Nghề gốm Phù Lãng, Bắc Ninh

6. Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê, Bắc Ninh

7. Nghề gò đồng Đại Bái, Bắc Ninh

8. Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông, Hà Giang

9. Hát Trống quân làng Bùi Xá, Bắc Ninh

10. Hát Trống quân, Hải Dương

11. Lễ hội Đền Hát Môn, Hà Nội

12. Lễ hội Đền Và, Hà Nội

13. Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình

14. Mo Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình

15. Hát Sấng Cọ (hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay, Thái Nguyên
Diệu Linh 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội đua bò Bảy Núi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể