Có nhiều người cho rằng người đồng tính vốn dĩ có thể chung sống hạnh phúc với nhau mà không cần đến hôn nhân. Đó là một lập luận khá phổ biến. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là việc thông qua hôn nhân đồng giới phải chăng chỉ là để giải quyết những vấn đề trong hôn nhân?

Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ xóa đi sự kỳ thị trong xã hội

Một Thế Giới | 10/03/2014, 15:05

Có nhiều người cho rằng người đồng tính vốn dĩ có thể chung sống hạnh phúc với nhau mà không cần đến hôn nhân. Đó là một lập luận khá phổ biến. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là việc thông qua hôn nhân đồng giới phải chăng chỉ là để giải quyết những vấn đề trong hôn nhân?

390584_513629332031223_533932771_n
Thương và Cường, cặp đôi đồng tính công khai

Trong hội thảo lấy ý kiến của cộng đồng LGBT (đồng tính nam nữ, song tính và chuyển giới) về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại TP.HCM vừa qua, hầu hết những tranh luận ban đầu của các đại biểu đều xoay quanh việc nếu cho phép hôn nhân đồng giới sẽ giúp ích được gì cho các cặp đôi đồng tính. Ví dụ như quyền về nhân thân, tài sản, con cái… Tuy nhiên, sau đó một vị phụ huynh trong Hội những cha mẹ có con là người đồng tính (PFLAG) lại muốn nhìn nhận vấn đề theo một góc nhìn khác.

ba nguyen thi thuy dang phat bieu. anh: ics

Bà Nguyễn Thị Thủy đang phát biểu. Ảnh: ICS

Bà Nguyễn Thị Thủy, thành viên PFLAG, chia sẻ: “Tạm thời không bàn đến quyền lợi và nghĩa vụ khi kết hôn. Ở đây, với tư cách là một người phụ nữ, một người mẹ, tôi muốn chia sẻ rằng việc Nhà nước thừa nhận sẽ giúp ích rất nhiều cho những người phụ nữ có con là người đồng tính trong tương lai. Bởi vì khi ấy, những người mẹ đó đã biết rằng không có lý do gì để phải lo sợ con của mình bị xã hội xa lánh và kỳ thị nữa. Con cái của họ vẫn được phần đông xã hội này đối xử bình đẳng và pháp luật sẽ bảo vệ cho điều đó. Áp lực đặt lên vai họ, cũng theo đó mà giảm bớt đi rất nhiều”.

Ý kiến này đã đặt ra một vấn đề khác cho những người tham gia hội thảo. Đó chính là ảnh hưởng về mặt xã hội nếu như hôn nhân đồng giới được thông qua, bởi vì động thái đó cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính và sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của họ.

Pháp luật và xã hội

Về mặt bản chất, pháp luật mang tính xã hội vì chứa đựng những chuẩn mực đạo đức chung được số đông thừa nhận. Nó còn dựa trên những giá trị truyền thống và tập quán của một dân tộc. Tuy nhiên, pháp luật lại do Nhà nước đặt ra nhằm quản lý xã hội. Nói cách khác, nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ngược lại và có khả năng làm thay đổi nhận thức của người dân. Trong quá khứ, đã có không ít trường hợp, mà điển hình nhất chính là việc cấm hình thức hôn nhân đa hôn.

Bà Thủy nói: “Tôi có khá nhiều bạn bè là phụ nữ trung niên. Khi được hỏi về việc có chấp nhận hôn nhân đồng giới, họ đa phần đều có câu trả lời khá giống nhau: ‘Tôi không quan tâm. Nhưng nếu như luật pháp chấp nhận thì tôi cũng chấp nhận. Chả có lý do gì để phản đối nữa cả khi mà cả Nhà nước cũng chấp nhận”.

Anh Phạm Huy Hiển, làm việc tại Tổ chức gia đình Thế giới (FHI 360) lại có cách nhìn theo hướng sức khỏe, mảng mà anh đang làm việc: “Lấy ví dụ như những người chuyển giới. Nếu như họ công khai xu hướng tính dục khi còn là học sinh thì chắc chắn sẽ nhận được sự dè bĩu từ bạn bè, thậm chí thầy cô. Điều đó sẽ dễ dàng dẫn đến việc họ bỏ học. Và trong xã hội hiện nay, kiếm được việc làm đối với một người dị tính thông thường đã là khó, thì với những người chuyển giới còn chịu sự kỳ thị nặng nề và không có cả bằng cấp thì cơ hội gần như bằng không. Chính điều đó sẽ dẫn đến sự gia tăng tệ nạn trong xã hội. Chưa hết, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới không những giúp bảo vệ cho người chuyển giới mà cũng còn giúp cho các cặp đồng tính nam giảm thiểu khả năng quan hệ bên ngoài, điều dễ dẫn đến các căn bệnh lây lan qua đường tình dục”.

524949_481112398616250_567104439_n
Ngay cả trong chính cộng đồng LGBT, việc được pháp luật thừa nhận cũng sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho họ tự tin hơn trong việc “come-out” (lộ diện) với gia đình và người thân.

Thời gian gần đây, đã có khá nhiều sự kiện của cộng đồng LGBT được diễn ra nhằm khẳng định sự tồn tại của chính cộng đồng và đạt được nhiều thành công khi báo chí liên tục đưa tin tích cực. Tuy nhiên, theo một vài cuộc khảo sát không chính thức ở trong cộng đồng LGBT thì những ảnh hưởng tích cực đó hầu hết đã không lan truyền được đến các tỉnh ở xa. Đời sống của người đồng tính ở những nơi đó vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chịu sự kỳ thị nặng nề từ những người xung quanh. Thậm chí, ngay cả ở những thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội, không phải ai cũng có cơ hội để có thể tiếp xúc với kiến thức về cộng đồng LGBT để biết rằng đồng tính không phải là một căn bệnh mà là một xu hướng tính dục mang tính tự nhiên.

21141_516179868442836_24629968_n

Thừa nhận hôn nhân đồng giới không những đáp ứng được mong muốn kết hôn của các cặp đôi đồng tính nói riêng mà còn giúp bảo vệ cho cộng đồng LGBT nói chung. Nó khẳng định lại một điều: đồng tính không phải là một hiện tượng xã hội mang tính nhất thời và không hề gây hại cho cộng đồng. Việc kỳ thị và dè bĩu xu hướng tính dục của người khác sẽ là vi phạm pháp luật. Từ đó giảm thiểu sự kỳ thị, bớt đi những cảnh đau buồn mà chúng ta đã không ít lần phải chứng kiến.

Theo đúng kế hoạch thì dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sẽ được thông qua vào tháng 5.2014. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu những điều tốt đẹp. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Chí Thiện

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
11 phút trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ xóa đi sự kỳ thị trong xã hội