Sau 15 tháng thảo luận công khai và sâu rộng, chính phủ Việt Nam đã chính thức gửi Dự thảo luật hôn nhân và gia đình cho Quốc hội để xin ý kiến. Trong rất nhiều vấn đề quan trọng khác nhau, không có vấn đề nào nhận được sự quan tâm và tranh luận nhiều như câu hỏi có cho phép cặp đôi cùng giới được kết hôn, và cho họ cơ hội xây dựng một cuộc sống chung ổn định và hạnh phúc hay không.

Hướng đi nào cho hôn nhân cùng giới ở Việt Nam?

Một Thế Giới | 01/10/2013, 10:58

Sau 15 tháng thảo luận công khai và sâu rộng, chính phủ Việt Nam đã chính thức gửi Dự thảo luật hôn nhân và gia đình cho Quốc hội để xin ý kiến. Trong rất nhiều vấn đề quan trọng khác nhau, không có vấn đề nào nhận được sự quan tâm và tranh luận nhiều như câu hỏi có cho phép cặp đôi cùng giới được kết hôn, và cho họ cơ hội xây dựng một cuộc sống chung ổn định và hạnh phúc hay không.

           
nhieu cap doi cung gioi muon duoc ket hon binh dang (anh: maika)

Nhiều cặp đôi cùng giới muốn được kết hôn bình đẳng (ảnh: Maika)

Có nhiêu lý do để khen ngợi chính phủ Việt Nam cho tiến trình sửa luận được thảo luận cởi mở và đa chiều.

Thứ nhất, quá trình thảo luận rất cới mở và có sự tham gia của mọi thành phần. Ban soạn thảo và các cơ quan khác như Ủy ban các vấn đề xã hội và Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã hợp tác với xã hội dân sự Việt Nam, các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức khác để đảm bảo mọi thành phần đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Giới truyền thông cũng đóng vai trò tích cực trong việc thông tin về các cuộc thảo luận và tranh cãi về hôn nhân cùng giới. Đây là một trong những tiền lệ tích cực cho một cách tiếp cận minh bạch và có sự tham gia của quá trình xây dựng luật pháp ở Việt Nam.

Thứ hai, đề xuất bỏ điều cấm kết hôn cùng giới (trong khi chưa thừa nhận việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới) là một bước tiến đáng khích lệ, đưa Việt Nam gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Hiện chỉ có 5 quốc gia cùng với Việt Nam (Burundi, Cambodia, Honduras, Uganda, Zimbabwe) công khai cấm hôn nhân cùng giới trong luật. Việc bỏ điều cấm đã đưa Việt Nam vào vị trí trung lập hơn giữa lúc thừa nhận hôn nhân cùng giới đang trở thành xu thế tất yếu. Riêng năm 2013 đã có Braxin, Anh, Uruguay, Pháp và New Zealand thông qua luật hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Cũng trong năm nay, tòa án tối cao của Mỹ đã cho phép chính phủ liên bang thừa nhận hôn nhân cùng giới của cấp bang.

Thứ ba, việc này là bước đi đầu tiên thể hiện cam kết của một quá trình cải thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cặp đôi cùng giới ở Việt Nam. Như Bộ trưởng bộ tư pháp đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 2012 “Dù công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính thì theo tôi, cũng không được tạo ra định kiến xã hội đối với cộng đồng và cá nhân người đồng tính. Đồng thời, Nhà nước cũng nên có cơ chế pháp lý để bảo vệ những lợi ích chính đáng về nhân thân, tài sản hoặc con (nếu có) giữa những người cùng giới tính có quan hệ sống chung với nhau.”

Như vậy, câu hỏi quan trọng cho Dự thảo luật là nội dung hiện tại có đạt được mục đích này không? Nó có bảo vệ quyền lợi về tài sản, nhân thân của cặp đôi cùng giới và lợi ích của con cái họ? Thật đáng tiếc vì bản dự thảo gửi Quốc hội có thể coi là thất vọng khi so với tuyên bố này. Dự thảo không giải quyết vấn đề nhân thân, ví dụ như một người quá ốm và không thể thực hiện các hành vi dân sự, thì dự thảo không đảm bảo tòa án sẽ cho phép người bạn đời đại diện cho họ.

Về tài sản, Dự thảo không hề có thay đổi gì với quan điểm pháp luật hiện tại. Nếu cặp đôi có một thỏa thuận hợp pháp về tài sản, tòa án phải tôn trọng nó – điều này không có gì mới so với luật hiện tại. Nếu các bên không có thỏa thuận về tài sản hoặc thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự – điều này cũng không có gì mới so với luật hiện tại. Khi một người chết thì luật dân sự sẽ được áp dụng, điều này có nghĩa bạn đời của họ không có quyền gì về tài sản. Trừ khi có một thỏa thuận cụ thể nào đó, người bạn đời sẽ không được thừa kế gì cả, ngoài những tài sản ghi quyền sở hữu của anh/chị ta. Không có một điều khoản nào nói về phân chia tài sản giữa hai người (trong trường hợp một người chết hoặc chấm dứt quan hệ), cho dù điều này là cần thiết để tránh những bất công với người yếu thế hơn, hoặc với con cái của họ. Các điều khoản về phân chia lại tài sản hiện chỉ được thực hiện trong trường hợp ly dị (và không áp dụng được cho cặp đôi cùng giới).

Trong mối quan hệ về con cái, Dự thảo cho rằng người mẹ sinh ra đứa trẻ là mẹ của đứa trẻ (điều này có áp dụng cho trường hợp người cha không, và nếu có thì sao?); và người nhận nuôi đứa trẻ là cha mẹ nuôi của trẻ. Điều này không thay đổi gì với luật hiện tại, và không trả lời được các câu hỏi (i) Khi một trong hai người là cha/mẹ đẻ của đứa trẻ, bạn đời của họ có quyền được làm cha/mẹ nuôi của đứa trẻ không? (ii) Liệu cặp đôi cùng giới được nhận con nuôi hay không? (iii) Khi cặp đôi chia tay, quyền nuôi con của họ sẽ được quy định như thế nào? (iv) Tòa án nên xử việc chăm sóc trẻ như thế nào khi quan hệ cùng giới kết thúc? Các điều khoản trong dự thảo chỉ áp dụng cho trường hợp ly dị (cặp đôi cùng giới không được kết hôn nên không thể lý dị).

Như vậy, Dự thảo luật hiện tại không thay đổi quyền lợi của cặp đôi cùng giới, và không giải quyết các vấn đề phát sinh khi sống chung như quyền nhân thân, tài sản và con cái. Cặp đôi bị từ chối sự bảo vệ của pháp luật về tài sản, con cái và vị thế của các cặp đôi kết hôn khác giới. Đây là sự phân biệt đối xử với họ, với con cái họ, và không trao cho tòa án căn cứ gì để xử các vụ tranh chấp.

Sau 13 năm kể từ ngày sửa luật Hôn nhân và gia đình, Việt Nam cần một Luật phù hợp hơn với thực tế xã hội không những cho hiện tại mà cho cả thập kỷ tới đây. Với nội dung luật hiện tại, dự thảo đã bỏ lỡ cơ hội đó. Tuy nhiên, chưa là quá muộn để sửa dự thảo để thể hiện tốt hơn mục đích của chính phủ trong việc thừa nhận quyền lợi chính đáng của cặp đôi cùng giới. Có hai hướng mà chính phủ có thể sửa luật để đạt được mục đích này.

Hướng thứ nhất, (và tốt hơn), đó là đưa ra một cơ chế đăng ký cho cặp đôi cùng giới với quy định tương tự về tài sản, tư cách pháp lý và con cái như cặp đôi khác giới kết hôn. Hình thức “kết hợp dân sự” hay “sống chung có đăng ký” chính là cách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cặp đôi cùng giới, trong khi chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới. Giải pháp này cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền trong thực tế, và việc đăng ký sẽ cung cấp cơ sở rõ ràng cho nhà nước và tòa án những điều khoản cặp đôi được hưởng. Khi cặp đôi chia tay thì được đối sử giống như cặp đôi khác giới ly dị.

Hướng thứ hai, trong trường hợp hướng một không được áp dụng, là quy định cặp đôi cùng giới sống chung (và cặp đôi khác giới không kết hôn) có mọi quyền và nghĩa vụ giống như cặp đôi khác giới kết hôn, bao gồm cả về tài sản, con nuôi, mang thai hộ, quan hệ gia đình. Điều này sẽ đòi hỏi phải sửa cả Luật dân sự về các điều khoản liên quan đến “vợ và chồng” bao gồm cả “cặp đôi sống chung” cho tương ứng; và sự điều chỉnh này bao gồm cả việc “ly dị” bao gồm cả sự chia tay của cặp đôi cùng giới sống chung mà không (được) đăng ký. Giải pháp này khó thực thi hơn trong thực tế bởi tòa án khó khăn hơn trong việc chứng minh sự tồn tại hoặc kết thúc của mối quan hệ (vì không đăng ký), tuy nhiên nó không đòi nhà nước phải điều hành một hệ thống đăng ký cho cặp đôi cùng giới.

———————————-

***Nicholas Booth là chuyên gia luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc ở Bangkok. Ông đã từng là cố vấn chính sách pháp luật của UNDP ở Hà Nội. Bài này thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm chính thức của Liên hợp quốc.

Theo Diễn Ngôn

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng đi nào cho hôn nhân cùng giới ở Việt Nam?