Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu…, hàng trăm lý do gài độ để “chiết tửu”. Thậm chí có người trẻ đã mặc định “Biết nhậu là kỹ năng cần phải có”.

Không biết nhậu thì khó thăng tiến, thành công trong sự nghiệp?

14/04/2015, 05:32

Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu…, hàng trăm lý do gài độ để “chiết tửu”. Thậm chí có người trẻ đã mặc định “Biết nhậu là kỹ năng cần phải có”.

Tất cả đều được thể hiện trong đề tài Nghiên cứu “Thực trạng hành vi nghiện rượu bia của người trẻ tại VN” do PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và cộng sự thực hiện.

Thưa ông, đâu là lý do để ông và cộng sự thực hiện đ tài này?

Đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng hành vi nghiện rượu bia của người trẻ. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp can thiệp phù hợp.

Những con s đáng chú ý nào trong nghiên cứu này đã khiến ông phải giật mình?

Đó là có khoảng 50,4% bạn trẻ nói dối để được uống rượu bia, 27,7% người mượn tiền để được uống rượu bia. Có đến 37,9% người trả lời sử dụng rượu bia đều đặn, hơn 40% có dấu hiệu nghiện, thèm và phụ thuộc, tỷ lệ người nghiện rượu nặng là 4%.

Ông có lo lắng đến một viễn cảnh không sáng sủa khi những người trẻ quá lạm dụng rượu bia như vậy ?

Tôi cho rằng không chỉ tôi mà sẽ có rất nhiều người lo lắng về thực trạng đáng buồn này, bởi họ là tương lai của đất nước.

Khi những người trẻ đã có dấu hiệu nghiện, nếu như không có những tác động hữu hiệu thì nguy cơ tăng tiến của hành vi nghiện là điều tất nhiên. Buồn hơn khi một số bạn trẻ còn mặc định rằng biết nhậu là “kỹ năng” cần phải có, là chiêu thức để thăng tiến cho công việc.

Người trẻ thường dựa vào những lý do nào để nhậu?

Có hàng loạt lý do để người uống biện minh cho thói quen của mình: cảm thấy phấn khởi, tỉnh táo khi uống rượu; hoặc khi tức giận sẽ uống rượu. Họ cho rằng uống rượu giúp trút bỏ những căng thẳng, lo âu. Có người khoe không gì vui bằng việc cầm một ly rượu trên tay. Một số khác lại bảo khi không được uống rượu sẽ có cảm giácbực bội, khó chịu... Cũng có một số người trẻ cho rằng uống rượu bia vì đó là cách để giao tiếp, để tồn tại, để khẳng định mình và để tạo mối quan hệ tốt đẹp... Đó chính là điều đáng suy ngẫm.

Những dấu hiệu thường thấy của hành vi nghiện rượu bia, theo ông là gì?

Đó là có sự tăng liều lượng uống rượu bia để đạt đượccảm giác thoải mái và sự tăng liều càng mạnh khi các vấn đề về cuộc sống, về công việc, về tinh thần càng phát sinh nhiều hơn. Trốn tránh sự giao tiếp trong mối tương tác cá nhân. Cố gắng từ bỏ hành vi uống rượu bia nhưng không được, xuất hiện hội chứng cai (cảm giác bức bối, lo lắng, bồn chồn, ray rứt khi không uống rượu bia).

Xuất hiện một số hành vi lệch chuẩn để phục vụ cho việc uống rượu bia. Uống rượu bia bất chấp những hậu quả về mặt sức khỏe, tinh thần, ảnh hưởng đến các hoạt động, đến cá nhân khác kể cả người thân trong gia đình.

Ông vừa nói đến lệch chuẩn, vậy đâu là những hành vi thường thấy nhất?

Ở mức độ nghiện nhẹ, hành vi lệch chuẩn chỉ là nói dối để uống rượu bia, cáu gắt với người khác khi bị ngăn cấm. Ở mức độ nặng hơn, những hành vi trộm tiền hoặc mượn, mua thiếu hoặc uống thiếu thường xuyên gặp. Nếu nghiện rượu bia ở mức độ nặng sẽ có những hành vi nghiêm trọng như xô xát với cá nhân khác, bạo hành gia đình. Uống rượu bia trong mọi tình huống mà không quan tâm đến phép lịch sự trong giao tiếp hoặc uống rượu bia khi bị bệnh... Ngoài ra, còn vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, rối loạn trật tự công cộng và ảnh hưởng đến người khác.

Không ít ý kiến cho rằng nhậu là một cách để giao tiếp. Theo ông người trẻ có nên biết nhậu hay không?

Tôi nghĩ đây là một thực tế. Một số khách thể nghiên cứu, trong đó có cả sinh viên thực tập, vẫn than phiền là hay bị rủ rê đi nhậu. Một số người trẻ lại cho rằng nếu không biết nhậu là mất cơ hội thăng tiến. Đó là chưa kể một số còn khẳng định khi không nhậu hết mình sẽ bị tẩy chay, sẽ bị mất lòng... Lâu dần nhiều người trẻ cho nhậu như một kỹ năng.

Thông cảm và không trách các bạn nhưng rõ ràng việc lệ thuộc dần vào hành vi ấy khác hẳn với việc sử dụng hành vi ẫy như một cách thức giao tiếp. Người trẻ biết uống rượu bia như phương thức xã giao khác với chuyện lệ thuộc vào hành vi uống rượu, bia.

Một số nhà tuyển dụng khi phỏng vấn hỏi lao động trẻ: "Có biết nhậu không?” và chỉ nhận lời khi ứng viên biết nhậu, ông nghĩ gì v thực trạng này?

Các công ty, xí nghiệp cũng cần nhìn nhận và mau chóng xem xét điều chỉnh thái độ đừng mặc định nhậu như tiêu chí mềm tuyển dụng hay xây dựng thói quen sinh hoạt rượu bia thành một “nét” tương tác cộng đồng thu hẹp.

Ông có lời khuyên gì đi với những người trẻ đã và đang nghiện rượu bia?

Có thể nói việc lệ thuộc vào bia rượu thực sự là hành vi nghiện. Cần thông cảm với các cá nhân phải tồn tại trong một môi trường mà rượu bia là phương thức giao tiếp hay để sinh hoạt, kết nối... nhưng hơn ai hết, bản thân mình cần nhận thức rõ ràng và có một quan điểm nhất quán.

Chính bản thân phải chọn phương thức cai nghiện mang tính phù hợp nhất với chính mình và an toàn, hiệu quả cao.

"Biết uống rượu bia cũng là điều tốt vì giao tiếp tốt hơn trong công việc. Tuy nhiên cần hạn chế uống rượu bia đến mức thấp nhất". (Quốc Bảo, nhân viên văn phòng).

"Nên chăng mở những khóa dạy kỹ năng về vấn đề này. Để người học, đa phần là bạn trẻ, hiểu được hậu quả của việc quá lạm dụng rượu bia, khi nhậu cần phải chừng mực, có điểm dừng...". (Phi Long, nhân viên văn phòng).

Thanh Nam / Thanh Niên


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không biết nhậu thì khó thăng tiến, thành công trong sự nghiệp?