Cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.
Theo dòng thời sự

Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm sang cơ quan điều tra

Lam Thanh 02/06/2024 16:27

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

Tổng kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn vừa ký báo cáo gửi Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.

Trong 5 năm gần nhất (2019-2023), Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán.

Qua đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu 331.367 tỉ đồng (gồm cả tăng thu ngân sách nhà nước 30.539 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 96.183 tỉ đồng, kiến nghị khác 204.644 tỉ đồng).

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung 1.069 văn bản gồm 14 văn bản luật, 1 nghị quyết của Quốc hội, 16 quyết định, 42 nghị định, 124 thông tư và 872 văn bản khác. Đáng chú ý, 663 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

kiem-toan.jpeg
Ảnh minh họa

Riêng trong kiểm toán lĩnh vực đầu tư, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, từ việc lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư đến việc phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án; công tác thiết kế, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quản lý tiến độ…

Đối với doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước, những bất cập chủ yếu được phát hiện gồm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước chưa đầy đủ do hạch toán sai doanh thu, chi phí; quản lý chi phí, giá thành sản phẩm chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp thực tế; quản lý nợ còn bất cập, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; đầu tư tài chính hiệu quả chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ...

Trao đổi với báo chí, Phó tổng kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh cho hay từ năm 2020 trở lại đây, Kiểm toán Nhà nước có lựa chọn kiểm toán một số dự án đầu tư, trong đó có Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An thực hiện thi công một số gói thầu.

Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư/ban quản lý dự án cung cấp cho Kiểm toán Nhà nước tại thời điểm kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một số tồn tại trong thực hiện dự án này; kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị trách nhiệm tương ứng với các sai sót.

“Sai phạm của Thuận An, Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật Kiểm toán nhà nước. Đơn vị được kiểm toán là các chủ đầu tư, ban quản lý dự án”- ông Đặng Thế Vinh cho hay.

Ông Đặng Thế Vinh cũng thông tin hiện Kiểm toán Nhà nước đang thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư (doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), không kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, không có vốn nhà nước đầu tư.

Nhìn lại kết quả kiểm toán thời gian qua có thể thấy những tồn tại trên đã xảy ra tại nhiều doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra và yêu cầu khắc phục nhưng vẫn tái phạm.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ, theo quy định của pháp luật, kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán trong đó có các doanh nghiệp (quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước).

Thông qua các kiến nghị kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước tư vấn hoàn thiện cơ chế chính sách; kiến nghị xử lý tài chính; kiến nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các vi phạm, sai sót trong công tác quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước của các doanh nghiệp.

Trường hợp có dấu hiệu tội phạm, Kiểm toán nhà nước sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm sang cơ quan điều tra