Tại Việt Nam, bạo lực học đường chỉ là việc học sinh đánh học sinh hay giáo viên đánh học sinh. Nhưng chúng ta hãy xem, người Nhật có quan điểm như thế nào về bạo lực học đường, hiện trạng ra sao và hướng đi giải quyết vấn đề nan giải này của họ. 

Kỳ 1: Định nghĩa bạo lực học đường và các thống kê

14/08/2015, 12:22

Tại Việt Nam, bạo lực học đường chỉ là việc học sinh đánh học sinh hay giáo viên đánh học sinh. Nhưng chúng ta hãy xem, người Nhật có quan điểm như thế nào về bạo lực học đường, hiện trạng ra sao và hướng đi giải quyết vấn đề nan giải này của họ. 

Hiện trang bạo lực học đường tại Nhật

Vấn đề bạo lực học đường tại Nhật ngày càng tăng đáng ngờ, tuy nhiên, cả gia đình, nhà trường và pháp luật vẫn chưa thể kìm hãm lại vấn nạn trên. Hiện trạng bạo lực học đường tại Nhật xuất phát điểm từ đâu và đang diễn ra như thế nào?

Quan điểm của bạo lực học đường tại Nhật khác với Mỹ như thế nào?

Tại Nhật Bản, một quốc gia sở hữu một nền giáo dục phát triển cả về tri thức lẫn đạo đức, phân tích như thế nào về nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường? Theo Takashi Naito, giáo sư tại trường Đại học Ochanomizu (Tokyo, Nhật Bản), và giáo sư Uwe P. Gielen tại Cao Đẳng St. Francis College (New York, Hoà Kỳ), cho biết, bạo lực học đường hay “Ijime” (danh từ ) và Ijimeru (động từ) theo từ điển dịch nghĩa là “đổi xử tệ và gay gắt với những người yếu đuối” hoặc “trở nên ác độc, chọc phá, phá rối, bạo hành người khác”.

Bạo lực học đường tại Nhật xuất phát từ ý định lợi dụng những người bị tàn tật, bị kỳ thị về phương diện thể xác, tầng lớp xã hội và tính cách nhân hậu hiền lạnh. Khác với Mỹ, bạo lực học đường không xuất phát từ việc lợi dụng, nói rõ hơn, nó xuất phát từ vấn đề khác biệt và sự kỳ thị một cá nhân khác với một nhóm cả về thể xác lẫn tinh thần.

Nhìn vào sự tương tác giữa các học sinh Nhật, Smith (1995) cho rằng bạo lực học đường dường như là một phản ứng đối với áp lực giáo dục tàn bạo của Nhật Bản. Đối với Smith, bạo lực học đường có thể dự đoán được, và nó giữ ba đặc điểm chung. Đầu tiên, các trường hợp có xu hướng xảy ra trong những năm cạnh tranh khốc liệt nhất cho lợi thế giáo dục khan hiếm và sau đó giảm đáng kể sau khi việc phân bổ các nguồn lực. Thứ hai, học sinh nữ rất hiếm khi trở thành những kẻ bắt nạt hay nạn nhân của bạo lực. Điều này có thể là do, một phần, để loại trừ họ khỏi những áp lực học tập của các năm học cao đẳng. Thứ ba, nạn nhân là thường xuyên học sinh chuyển giới, những người chưa có sự an toàn của bạn bè hoặc một nhóm để bảo vệ họ. Học sinh bước vào môi trường mới có thể trở thành một nạn nhân trước khi họ có thể hoà nhập.

Những con số nói lên điều gì?

Mật độ bạo lực học đường: 13.9% trong số sinh viên Nhật Bản, 39.4% trong số sinh Anh, 27% trong số sinh viên Hà Lan và 20.8% trong số sinh viên Na Uy cho biết họ từng bị bạo hành (Morita, 2001). Trong khi sự khác biệt giữa các quốc gia quá có thể là do hệ thống giáo dục (các trường học Nhật đi theo hệ thống một năm học có 3 học kỳ, các trường phương Tây có hệ thống một năm học có 2 học kỳ), sự khác biệt giữa văn hoá giữa các nước khác là quá lớn để kết luận đấy là do hệ thống giáo dục, vì vậy, ta có thể kết luận rằng bạo lực học đường xảy ra nhiều tại Anh.

Mật độ bạo lực học đường trong thời gian dài: 17.7% (Nhật Bản), 12.4%(Anh), 11.7% (Hà Lan) và 17.1% (Na Uy) học sinh bị bắt nạt hơn một lần một tuần trong suốt một học kỳ (Morita, 2001). Điều đó cho thấy, dù số học sinh Anh bị bắt nạt nhiều nhất trong số các nước, tuy nhiên, số lượng học sinh Nhật lại bị bắt nạt một cách dai dẳng không ngừng là nhiều nhất.

Số học sinh bắt nạt người khác trong một nhóm: Không chỉ bắt nạt người khác một cách dai dẳng, học sinh Nhật còn nổi tiếng là bắt nạt “bầy đàn”. Trong khi một học sinh bị bắt nạt bởi 2 hoặc 3 học sinh, thì bên Nhật có đến 5.2% số học sinh báo cáo rằng học bị bắt nạt bởi ít nhất 10 người. Con số này lại thấp hơn ở các nước khác: 1.3% (Anh), 2.2% (Hà Lan) và 1.3% (Na Uy).

Phản ứng đối với bạo lực học đường: 61.6% (Nhật Bản), 67.1% (Anh), 3% (Na Uy) và 66.5% (Hà Lan) trong số học sinh bị bạo hành trả lời rằng họ hoàn toàn làm lơ với chuyện bạo hành học đường. Thêm vào đó, 33.9% (Nhật Bản), 29.5% (Anh), 21.7% (Hà Lan) và 25% (Na Uy) số học sinh bị bạo hành không thông báo về vụ việc; 53% số học sinh trải qua bạo lực học đường tại Nhật nói rằng họ không muốn ai biết về vụ việc (Matsuura, 2001). Điều này cho thấy tại Nhật, học sinh không dám lên tiếng về vấn đề bạo lực học đường. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nỗi sợ bị xấu mặt, bị làm nhục và làm gia đình xấu mặt bởi.

Các cuộc điều tra của Bộ Giáo dục gần đây nhất đã tìm thấy hơn 185.000 trường hợp bạo lực học đường ở trường học của Nhật Bản cuối tháng 03 năm 2014, theo Japan Times. Khoảng 240 học sinh đã tự tử vào khoảng thời gian đó, 55 trường hợp đã làm như vậy trong cùng kỳ năm trước. Chín trong số họ đã được xác nhận là đã bị bắt nạt.

Kết luận: Ta thấy rằng, dù số học sinh tại Nhật bị bao hành là ít so với 3 nước còn lại bao gồm Anh Quốc, Hà Lan và Na Uy, những đất nước có dân số gần bằng với Nhật Bản và cũng có cơ cấu dân số già, tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng xét theo các tiêu chí trên lại cao hơn so với ba nước còn lại.
(Còn tiếp)
Thu Hiền

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 1: Định nghĩa bạo lực học đường và các thống kê