Trong một lần tình cờ ghé thăm gia đình người bạn ở Cái Bè (Tiền Giang), ông Út Mẫn được dắt ra vườn hái cho ăn 1 trái mít lạ. Thấy ngon, ông xin phép được cắt, ghép mang về trồng thử và đã thành công sau bao năm miệt mài chăm bón…

Lão nông miền Tây với giống mít lạ từng được bộ trưởng khen tặng

Trung Tính | 17/10/2016, 10:42

Trong một lần tình cờ ghé thăm gia đình người bạn ở Cái Bè (Tiền Giang), ông Út Mẫn được dắt ra vườn hái cho ăn 1 trái mít lạ. Thấy ngon, ông xin phép được cắt, ghép mang về trồng thử và đã thành công sau bao năm miệt mài chăm bón…

Đến P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ hỏi tên ông Út Mẫn (Trần Minh Mẫn,64 tuổi,ngụ KV 2) thì hầu như ai cũng biết, bởi tên của ông được gắn liền với thương hiệu “Mít không hạt Ba Láng” - giống mít lạ được ông lai tạo và nhân giống thành công. Giống mít này đã từng đạt giải cao tại các cuộc thi, các lễ hội trái cây được tổ chức trên toàn quốc từ nhiều năm qua.Đặc biệt, giống mít lạ và độc của riêng ông đã được Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, được phép lưu hành trên toàn quốc và quốc tế vào năm 2013.

Nhìn vào vườn mít đang cho trái trĩu quả của ông Mẫn, ai cũng đều trầm trồ. Ông Mẫn cho biết, vườn nhà ông rộng gần 1 ha, chủ yếu là trồng mít đặc sản của riêng ông - loại mít mà ông đã dày công lai dựng.

Trong mộtlần tình cờ đến thăm gia đình người bạn ở H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, ông được người bạn này dẫn ra vườn nhà và giới thiệu 1 cây mít lạ. Trên cây lúc bấy giờ chỉ còn duy nhất 1 trái và thân cây cũng đã bắt đầu khôvà dần chết. Người bạn này hái luôn trái mít làm quà cho ông mang về Cần Thơ.

Giống mít lạ không có xơ, không hạt, màu vàng ươm, mùi thơm và ngọt dịu, khi ăn phải cắt ra từng miếng...

Vài ngày sau, ông bổ mít để gia đình cùng ăn, thấy ngon và lạ, nên ông quay trở lại nhà người bạn vàxin phép được cắt, ghép mang về trồng. “Tôi chiết và ghép cả trăm nhánh mang về trồng trên đất nhà mình. Sau gần 3 năm chăm bón, cắt tỉa săn sóc, cũng còn được mấy chục cây phát triển tốt tươi và bắt đầu cho trái chiến (trái đầu vụ - PV).

Mít chín, tôi bổ cho cả nhà và hàng xóm cùng ăn, ai cũng khen ngon. Loại mít nàykhông có múi tách rời nhưmít thường mà dính chặt vào nhau, vị ngọt thanh, mùi nhẹ khi chín, đặc biệt là không có mủ. Có người nói đùa làăn mít của ông Út Mẫn giống như ăn ổ bánh bò, khi ăn phải chẻ miếng mới ăn được”, ông Mẫnkể.

Ông Mẫn nghĩ đến việc nhân giống và tạo thương hiệu. Ông mang biếu mít trái cho các sở ban ngành địa phương, cũng như trường đại học Cần Thơ để quảng bá, tìm đầu ra cho giống mít lạ này.

Đến khoảng cuối năm 2010, tức đã 3 năm sau đó, khi vườn mít đang vào vụ thì ông bất ngờ được được Sở Khoa học vàCông nghệ cùng với ngành chức năng địa phương gợi ý, và ông đã đánh liều mang giống mít chưa ai biết đến Hội thi trái ngon toàn quốc được tổ chức tại TP.HCM.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng giấy chứng nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc cho lão nông Trần Minh Mẫn

“Không ngờ lần mang chuông đi đánh xứ người, giống mít lạ của tôi đã “ẵm” liền 3 giải nhất của hội thi. Lần đó tôi cũng được chính Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khen tặng và góp ý đặt tên cho là “Mít không hạt Ba Láng”… Từ đó thương hiệu này được xuất hiện trên thị trường", ông Út Mẫnchia sẻ.

Từ đó, giống mít không hạt Ba Láng của ông liên tục dẫn đầu trong các kỳ thi từ cấp địa phương, cấp tỉnh, cấp khu vực... Ông danh dự được các cấp ban ngành từ địa phương đến Trung ương khen tặng.Đặc biệt, năm 2013, ôngđược đại diện cho hàng triệu nông dân trong khu vực ĐBSCL đi dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu cho nông dân xuất sắc. Ông đã nhận kỷ niệm chương từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam…

Giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền được Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia cấp

Ông Út Mẫn thông tin thêm, ngoài các mối quen ở Hà Nội và TP.HCM, ông còn nhận các đơn hàng để cung cấp trái và giống cho nước bạn Campuchia và một số nước lân cận đến hàng trăm nghìn cây giống mỗi năm. Và vừa mới đây, ông đã nhận đơn đặt hàng đến 50.000 cây giống, đến trước Tết sẽ xuất đi.

PGS.Trần Văn Hậu, Trưởng khoa Nông nghiệp (Trường đại học Cần Thơ) hiện cũng đang thực hiện đề án về “Kỹ thuật trồng và hiệu quả của các dạng phân lên năng suất, phẩm chất mít không hạt Ba Láng”…

Ông Mẫn đang chuẩn bị cho đợt xuất cây giống sang nước bạn Campuchia

Ông Hồ Phú Hào, Chủ tịch Hội Nông dân P.Ba Láng, cho biết, trên địa bàn P.Ba Láng thì mô hình mít không hạt của ông Út Mẫn là tốt nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. “Hiện mô hình này đã được nhân rộng trên địa bàn vàđược địa phương cũng như các hiệp hội, thành phố đặc biệt quan tâm và hỗ trợ rất nhiều”.

“Hiện địa phương cùng các ngành chức năng đã có kế hoạch thành lập HTX nhằm kết nối và nhân rộng mô hình, nâng cao phát triển kinh tế cho người nông dân ổn định cuộc sống hơn trong tương lai”, ông Hàonói thêm.

Nguyễn Oanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lão nông miền Tây với giống mít lạ từng được bộ trưởng khen tặng