Sáng 10.2, tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019 tại đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội Gióng, tưởng nhớ ân đức của Đức Phù Đổng Thiên Vương, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người đã có công dẹp giặc Ân giữ vững bờ cõi nước nhà.

Lễ hội Gióng đã không còn cảnh tranh cướp lễ vật

Hải Yến | 10/02/2019, 14:32

Sáng 10.2, tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019 tại đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội Gióng, tưởng nhớ ân đức của Đức Phù Đổng Thiên Vương, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người đã có công dẹp giặc Ân giữ vững bờ cõi nước nhà.

Đúng 7 giờ sáng, lễ vật được các thôn, làng trên địa bàn huyện di chuyển vào khuôn viên đền Sóc. Vẫn như mọi năm, lễ hội Gióng năm 2019 đón nhận 8 lễ vật được các địa phương cung tiến. Lần lượt là giò hoa tre của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh), ngựa sắt của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), voi chiến của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), trầu cau của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh), ngà voi của xã Đức Hòa, cỏ voi của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), kiệu tướng của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) và cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).

Là một trong những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung, mùa lễ hội năm nào Khu di tích lịch sử văn hóa đền Sóc cũng thu hút hàng chục vạn du khách khắp nơi tụ hội. Không chỉ được biết đến là nơi thờ tự Phù Đổng Thiên Vương - một trong tứ bất tử theo truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, lễ hội Gióng tại đền Sóc hàng năm còn rất nổi tiếng với tục “cướp giò hoa tre” và “trầu cau”.

Lễ hội đền Sóc được diễn ra trong không khí trang nghiêm

Không như các mùa lễ hội trước có những việc xấu là tranh cướp, chen lấn để lấy giò hhoa tre, năm nay BTC đã quyết định thay đổi phương thức triển khai, đặc biệt là cách thức tán lộc hoa tre và trầu cau cho người đi lễ. Sau lễ cung tiến, “giò hoa tre” và “trầu cau” được di chuyển vào hậu cung, sau đó được chuyển với số lượng vừa đủ xuống đền Hạ, đền Mẫu để thờ cúng. Lộc hoa tre và trầu cau được BTC lễ hội phát cho người dân, đảm bảo để ai cũng được đáp ứng nhu cầu xin lộc đầu xuân. Hình ảnh người dân và du khách thập phương xếp hàng chờ xin lộc một cách văn minh, trật tự từ mùa lễ hội 2018 đã bước đầu khẳng định thành công của phương thức tổ chức mới này.

Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Gióng 2019 cho biết, việc thay đổi phương án đưa giò hoa tre và trầu cau tiến cung và không phát lộc ngay tránh tình trạng lộn xộn. Trong quá trình đưa lễ vật dâng Thánh trên đền Thượng, hàng trăm cán bộ, tình nguyện viên và thanh niên trai tráng các thôn được huy động tuy nhiên không còn tình trạng đem gậy gộc bảo vệ lễ vật, giảm nguy cơ xô xát và gây ra thương tích đáng tiếc.

Nữ tướng 12 tuổi là là Nguyễn Thị Thùy Linh học sinh tiêu biểu tại Tiểu học Bắc Phú. Tiêu chuẩn chọn nữ tướng là con ngoan trò giỏi nhiều năm liền

Năm nay, “nữ tướng trẻ” - lễ vật được thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú lựa chọn cung tiến có tên là Nguyễn Thị Thuỳ Linh, 12 tuổi. Linh hiện đang theo học lớp 5 tại trường Tiểu học xã Bắc Phú. Trong nhiều năm học đã qua, Linh luôn là con ngoan trò giỏi, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến…

Theo Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sóc Sơn Đoàn Văn Sinh, để được lựa chọn là “nữ tướng trẻ”, các bé gái phải là con ngoan - trò giỏi trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, gia đình các em cũng phải là “gia đình văn hóa”, sống hòa thuận, chan hòa với xóm giềng, có đời sống kinh tế ổn định… Đây là những tiêu chí bắt buộc đối với “nữ tướng trẻ” trong quá trình tuyển lựa.

Đối với các năm trước, khi có bé gái làm “nữ tướng trẻ” nhận được “sự quan tâm thái quá” của du khách tham gia trẩy hội, gây nên tình trạng hết sức lộn xộn. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, công tác an ninh trật tự được siết chặt. Ghi nhận thực tế tại lễ khai hội Gióng năm 2019, “nữ tướng trẻ” sau khi làm lễ tại các điểm đền được thay trang phục, di chuyển về nhà dưới sự bảo vệ, giám sát của các lực lượng chức năng. Nghi lễ rước kiệu “nữ tướng trẻ” diễn ra trong yên bình.

Ngoài các nội dung chính của lễ hội, Ban tổ chức cũng đã tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian, giải thi đấu thể thao như bóng chuyền, cờ tướng, giải vật. Các hoạt động như thắp hương, đốt nhiều vàng mã được chú trọng hạn chế. Đặc biệt, Ban tổ chức cho biết sẽ nỗ lực nhằm tuyệt đối không để xảy ra các hiện tượng như đổi tiền chênh lệch giá, cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan...

Lễ hội Gióng tại Khu di tích lịch sử văn hoá đền Sóc diễn ra trong 3 ngày, từ 10 - 12.2.2019 (tức mùng 6 - 8 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Trong lễ hội năm nay, sẽ có thêm nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật mới, điển hình là thi nấu cơm và kéo mỏ (hình thức gần giống kéo co, nhưng dùng thân cây tre), bên cạnh đó là nhiều trò chơi truyền thống như: Cờ tướng, đấu vật, biểu diễn võ thuật…

Dạ Thảo
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ hội Gióng đã không còn cảnh tranh cướp lễ vật