Một nhóm nhà khoa học ở Đại học Bern (Thụy Sĩ) đã phát hiện ra rằng loài cá có thể giao tiếp với nhau bằng các tín hiệu hóa học. Các chất phục vụ cho thông tin liên lạc được chứa trong nước tiểu của cá tiết vào trong nước.
Các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm liên quan đến những con cá đực loài Neolamprologuspulcher thuộc họ cá Cichlidae. Cáchồcá được ngăn bằng dải phân cách trong suốt giữa những con cá đực lớn và những con cá đực nhỏ. Trong một số hồ cá thì tấm vách ngăn trong suốt nhưng kín, còn những bể khác thì tấm vách ngăn có đục những lỗ thủng cho nước chảy tự do. Trước khi thử nghiệm cá được tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt khiến nước tiểu của chúng mang màu xanh sáng.
Khi các con cá đã nhận thấy đối phương, chúng đổ xô lao vào vách phân vùng trong suốt, giương vây đe dọa đối thủ. Những con cácó thể nhìn thấy nhau thì giatăng đáng kể số lượngnước tiểu tiết ra. Các nhà khoa học tin rằng chúng đang cố gắng truyền đạttín hiệu hóa học tới đối thủ của mình. Ngoài ra, trong trường hợp vách ngăn phân vùng kín, những con cá đực nhỏ đã cố gắng để tấn công các đối thủ lớn ở mức độ nhiều hơn so với những con nhận được thông tin, tức là có cơ hội tiếp xúc với “thông điệp hóa chất” của đối thủ.
Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu này trên tạp chí Behavioral Ecology and Sociobiology.
Vũ Trung Hương