Lúc 10 giờ 30 ngày 4.9 (giờ địa phương), 120.000 tín hữu đã tham dự thánh lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Teresa Calcutta tại quảng trường Thánh Phêrô. Mẹ Teresa qua đời ngày 5.9.1997. Mẹ đã được Giáo hoàng John-Paul II phong chân phước vào ngày 19.10.2003.

Mẹ Teresa hóa thân hình ảnh Giáo hội cho người nghèo

Ngọc Long | 05/09/2016, 06:23

Lúc 10 giờ 30 ngày 4.9 (giờ địa phương), 120.000 tín hữu đã tham dự thánh lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Teresa Calcutta tại quảng trường Thánh Phêrô. Mẹ Teresa qua đời ngày 5.9.1997. Mẹ đã được Giáo hoàng John-Paul II phong chân phước vào ngày 19.10.2003.

Lúc 10 giờ 30 ngày4.9 (giờ địa phương), tạivương cung thánh đường Thánh Phêrô,Giáo hoàng Francisđã chủ sự thánh lễ phong hiển thánh cho Mẹ Teresa. Theo đài phát thanh Vatican, cùng đồng tế thánh lễ với Giáo hoàng Francis có khoảng 70 hồng y, 400 tổng giám mục và 1.700 linh mục.

Tham dự thánh lễ, ngoài ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh còn có các phái đoàn đại diện của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ do 13 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng dẫn đầu cùng với đại diện củaTổ chức Lương - Nông Liên Hợp Quốc(FAO) và Tổ chức Lương thực thế giới (PAM).

Giáo hoàng Francislong trọng đọc công thức tuyên hiển thánh bằng tiếng Latinh: “Chúng tôi tuyên bố chân phước Teresa Calcutta là hiển thánh và chúng tôi ghi tên ngài vào sổ bộ các thánh đồng thời quy định rằng ngài phải được tôn kính trong các thánh trong toàn Giáo hội”.

Giáo hoàng Francisđọc công thức tuyên hiển thánh cho Mẹ Teresa- Ảnh: EPA

Bài giảng của Giáo hoàng Francis có đoạn: "Sự thánh thiện của Mẹ đối với chúng ta thật gần gũi, thật dịu dàng, thật phong phú nên chúng ta muốn tiếp tục gọi Mẹ là Mẹ Teresa… Mẹ đã giúp chúng ta luôn hiểu rõ hơn tiêu chuẩn hành động của chúng ta là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi ràng buộc, được trao cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo…”.

Sau thánh lễ, Giáo hoàng Francisđã trao tặng bữa ăn trưa miễn phí cho 1.500 người khó khăn đến từ các nơi ở Ý.

Vị thánh của những người cùng khổ

Mẹ Teresa cótên khai sinh làGonxha Bojaxhiu Agnes, sinh ngày 26.8.1910 trong một gia đình gốc Albania tại Skopje (nay là thủ đô Macedonia). Năm 1928, bàbước vào Tu hội nữ tu Loreto ở Ireland. Một năm sau bàđến Ấn Độ, khấn lần đầu vào tháng 5.1931 và khấn trọn đời vào tháng 5.1937.

Năm 1948, nữ tu Bojaxhiu bắt đầu giúp đỡ người nghèo trong các khu ổ chuột của thành phố Calcutta. Tháng 10.1950, Dòng Nữ tu Thừa sai bác ái được thành lập và trở thành một tu hội của tổng giáo phận Calcutta, đến tháng 2.1965 được nâng lên thành tu hội giáo hoàng.

Sau đó, Mẹ Teresa đã mở thêm các nhánh khác gồm Dòng Các tu huynh Thừa sai bác ái, Dòng Các nữ tu sĩ chiêm niệm, Dòng Các tu huynh chiêm niệm, Dòng Các cha Thừa sai bác ái cũng như Hiệp hội Các cộng tác viên, Hiệp hội Các cộng sự viên đồng lao cộng khổ, phong trào Corpus Christi. Năm 1979, Mẹ Teresa đã được trao giải Nobel Hòa bình.

Mẹ Teresa săn sóc trẻ mồ côi ở Calcutta năm 1979 - Ảnh: AP

“Phép lạ chính trị” ở Ấn Độ

Báo Le Monde ghi nhận vài ngày trước thánh lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Teresa, một “phép lạ chính trị” đã xảy ra tại Ấn Độ. Hôm28.8, Thủ tướng Ấn ĐộNarendra Modi tuyên bố: "Mẹ Teresa đã dành suốt cả đời để phục vụ cho người nghèo Ấn Độ. Vào lúc lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ, đương nhiên người dânẤn Độ phải hãnh diện".

Thủ tướng Narendra Modi là người xuất thân từ tổ chức Rashtriya Swayamsevak Sangh (Tổ chức Tình nguyện quốc gia - RSS). Đây chính là một tổ chức theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo đã từng chỉ trích Mẹ Teresa lôi kéo tín đồẤn giáo đitheo Công giáo.

Chính phủẤn Độ đã cử phái đoàn sang Vatican tham dự thánh lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Teresa. Tuy nhiên, một số người theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo vẫn chỉ trích vì sao lại vinh danhMẹ Teresa là ngườikhông phải công dânẤn Độ màcũng không theo Ấn giáo. Báo The Daily Pioneer cònđã đăng bài bình luận nói rằngẤn Độ đã bỏ quên nhiều công dân Ấn Độ anh hùng.

Một số ý kiến khác ca ngợi Mẹ Teresa ở mức độ vừa phải với lập luận như “giúp đỡ những người cơ nhỡ là hành động luôn luôn được ca ngợi trong lịch sử Ấn Độ”.

Mẹ Teresa và người cơ nhỡ ở Calcutta năm 1979 - Ảnh: Getty Images

Một Giáo hội cho người nghèo

AFP ghi nhận trong số tín hữu tham dự thánh lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Teresa Calcutta trên quảng trường Thánh Phêrô ngày 4.9.2016 có rất nhiều người là công dân Ấn Độ. Họ rất hãnh diện vì Mẹ Teresa từ một nữ tu hèn mọn đã trở thành hiển thánh. Họ hãnh diện vì Mẹ sống như một người phụ nữ bình dị phục vụ cho nhữngngười sống tận đáy xã hội.

Trong thánh lễ phong chân phước cho Mẹ Teresa vào tháng 10.2003, Giáo hoàng John-Paul II đã nói: “Chúng ta hãy vinh danh người phụ nữ nhỏ bé này là người yêu Chúa, sứ giả khiêm nhường của tin mừng và ân nhân không biết mệt mỏi của nhân loại”.

Giáo hoàng Francisghi nhận Mẹ Teresa là hình ảnh hóa thân cho lý tưởng của Ngài như lời Ngài rao giảng: “Tôi ước muốn một Giáo hội nghèo và cho người nghèo”.

Hoàng Duy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mẹ Teresa hóa thân hình ảnh Giáo hội cho người nghèo