Ngày 18.2, Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2014 - 2015 đã được tổ chức, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì. 

Mỗi năm phải cổ phần hóa được 216 doanh nghiệp nhà nước

18/02/2014, 14:45

Ngày 18.2, Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2014 - 2015 đã được tổ chức, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì. 

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Viết Muôn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, từ năm 2011 đến năm 2013, số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hóa đạt rất thấp, vẫn còn lại 432 đơn vị chưa tiến hành cổ phần hóa nên trong hai năm 2014 - 2015 phải cổ phần hóa xong số doanh nghiệp này. Như vậy, bình quân mỗi năm sẽ phải cố phần hóa 216 doanh nghiệp.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến việc cổ phần hóa thời gian qua còn chậm, Ban Chỉ đạo cho rằng vì bối cảnh kinh tế chung khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chỉ đạo thực hiện chưa chặt chẽ…
"Thời gian tới, tập trung quyết liệt hơn đối với những đơn vị có nhiều doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng kết quả kém" - đại diện Ban Chỉ đạo cho biết.
Trong số các DNNN chưa tiến hành cổ phần hóa thì tại TP.HCM có 77 doanh nghiệp, Hà Nội có 49 doanh nghiệp, Hải Phòng có 15 doanh nghiệp, Bình Định có 7 doanh nghiệp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 16 doanh nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có 8 doanh nghiệp và Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam có 11 doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng 7 đơn vị này đã có tới 183/432 DNNN chưa cổ phần hóa, chiếm khoảng 43%.
Mục đích của việc cổ phần hóa là để DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; tăng cường quản lý, giám sát kiểm tra chủ sở hữu; kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo sẽ sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế mới phù hợp, khả thi để bán, giao giải thể, phá sản 22 doanh nghiệp.
Ông Muôn cho biết, việc đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt khoảng 22 tỉ đồng.
Ttrong tháng 2.2014, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về thoái vốn ngân hàng, định hướng thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định; chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị lớn theo mệnh giá, phương thức thoái vốn, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian…
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính vào lĩnh vực bảo hiểm ngân hàng của các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước. Giá mua theo thị trường và không cao hơn giá trị sổ sách từ khoản dự phòng giảm giá.
Duyên Duyên - Ảnh minh họa
Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi năm phải cổ phần hóa được 216 doanh nghiệp nhà nước