53% người được khảo sát coi vai trò của Trung Quốc trong khu vực ASEAN là hữu ích, còn 46% cho rằng đó không phải tin tức tốt lành. Singapore có tỷ lệ người đánh giá tích cực về Trung Quốc cao nhất, tiếp theo là Malaysia và cuối cùng là Philippines.

Mỹ đang bị Trung Quốc giành mất ảnh hưởng tại khu vực xung quanh Biển Đông

12/06/2020, 16:48

53% người được khảo sát coi vai trò của Trung Quốc trong khu vực ASEAN là hữu ích, còn 46% cho rằng đó không phải tin tức tốt lành. Singapore có tỷ lệ người đánh giá tích cực về Trung Quốc cao nhất, tiếp theo là Malaysia và cuối cùng là Philippines.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung - Ảnh: Internet

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ đang tụt lại phía sau so với Trung Quốc trong cuộc đua tạo ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại Đông Nam Á. Khoảng cách đó dự kiến ​​sẽ ngày càng bị nới rộng hơn trong thập niên tới.

Báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Washington dựa trên cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái - thời điểm trước khi đại dịch coronavirus khởi phát ở Trung Quốc, rồi lan rộng trên toàn cầu.

Cuộc khảo sát được tiến hành dựa trên ý kiến của các chuyên gia phi chính phủ trên khắp Đông Nam Á. Tổng cộng, có 188 chuyên gia như vậy đến từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines đã trả lời khảo sát.

Kết quả của cuộc khảo sát vừa được công bố hôm 10.6 đã vẽ ra một bức tranh về ảnh hưởng rõ rệt của Trung Quốc ở Đông Nam Á, quan điểm phức tạp và khác biệt của người Đông Nam Á về Trung Quốc, mối quan ngại sâu sắc về cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung và tác động của nó đối với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Báo cáo được đưa ra trong bối căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang hơn cả cuối năm ngoái. Hai gã khổng lồ kinh tế đã lời qua tiếng lại về một loạt các vấn đề nổi cộm như cách Trung Quốc xử lý thông tin vụ dịch coronavirus và việc siết chặt quản lý đối với Hồng Kông.

Đội ngũ thực hiện khảo sát tin rằng đại dịch coronavirus có thể đã thay đổi quan điểm ở Đông Nam Á so với thời điểm tiến hành cuộc khảo sát cuối năm ngoái. Tuy nhiên, báo cáo dù sao cũng cung cấp một cơ sở dữ liệu để so sánh và đánh giá các xu hướng trong khu vực sau khi đại dịch kết thúc và cuộc sống trở lại nguyên trạng cũ.

Dưới đây là một số thống kê từ cuộc khảo sát:

Khoảng 94,5% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc là một trong 3 quốc gia có quyền lực và ảnh hưởng chính trị nhất ở Đông Nam Á hiện nay, trong khi chỉ 92% chọn câu trả lời là Mỹ.

Tương tự, 94,5% chọn Trung Quốc là một trong 3 quốc gia sẽ nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng chính trị nhất trong khu vực 10 năm tới. Chỉ 77% chọn Mỹ.

Khoảng 96% xếp Trung Quốc là một trong 3 quốc gia có sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế nhất trong khu vực 10 năm tới, chỉ có 56,7% chọn Mỹ;

Những người trả lời khảo sát từ Thái Lan, Malaysia và Indonesia lạc quan nhất về sức mạnh và ảnh hưởng chính trị trong tương lai của Trung Quốc.

Trong khi đó, 98% số người được hỏi gọi Trung Quốc là một trong 3 quốc gia nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng kinh tế nhất ở Đông Nam Á hiện nay, và chỉ có 70,6% chọn Mỹ.

Mặc dù Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ về ảnh hưởng chính trị và kinh tế ở Đông Nam Á, những người được hỏi đã bị chia rẽ trong nhận thức của họ về Bắc Kinh. Khoảng 53% người được khảo sát coi vai trò của Trung Quốc trong khu vực ASEAN là hữu ích, còn 46% cho rằng đó không phải tin tức tốt lành. Singapore có tỷ lệ người đánh giá tích cực về Trung Quốc cao nhất, tiếp theo là Malaysia và cuối cùng là Philippines.

Tầm quan trọng chiến lược của Đông Nam Á

Các phát hiện của CSIS lặp lại kết quả các cuộc điều tra gần đây khác. Một cuộc khảo sát như vậy vào đầu năm nay bởi Viện Chính sách Singapore ISEAS-Yusof Ishak, cũng cho thấy Trung Quốc là cường quốc kinh tế và chính trị có ảnh hưởng nhất trong khu vực.

Nhưng phần lớn những người được hỏi trong cuộc khảo sát của Viện ISEAS-Yusof Ishak - những người thuộc cả khu vực công và tư nhân - đã lo lắng về ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời, hầu hết những người được hỏi cũng nhận thấy rằng sự tham gia của Mỹ ở Đông Nam Á đã giảm xuống dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Đông Nam Á là nơi sinh sống của hơn 650 triệu người, có những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đông Nam Á còn gắn liền với Biển Đông - một tuyến vận chuyển thương mại quan trọng, với khối lượng hàng nghìn tỉ USD đi qua mỗi năm - làm tăng thêm tầm quan trọng chiến lược của khu vực.

Trong nhiều năm qua, Mỹ đóng vai trò hiện diện quan trọng trong khu vực thông qua các cam kết kinh tế và an ninh. Nhưng kể từ khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017, Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - một hiệp ước thương mại lớn có sự góp mặt của một số quốc gia Đông Nam Á - và các quan chức hàng đầu chính phủ Mỹ cũng đã vắng mặt tại một số hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực.

Điều đó dường như thể hiện sự thiếu quan tâm từ phía Mỹ đúng thời điểm Trung Quốc thực hiện thúc đẩy ảnh hưởng mạnh mẽ tại Đông Nam Á thông qua các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng theo sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác như Nhật Bản, Indonesia và Ấn Độ cũng được coi là các cường quốc mới nổi cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á, theo khảo sát của CSIS.

Các cuộc khảo sát đã cho thấy tâm lý chung ở khu vực ASEAN là tin rằng sự cân bằng tương đối của quyền lực chính trị đang bị suy chuyển, với ảnh hưởng của Mỹ bị tụt lại.

Anh Tú (theo CNBC)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đang bị Trung Quốc giành mất ảnh hưởng tại khu vực xung quanh Biển Đông