Trong cuộc chiến chống COVID-19, bằng cách sử dụng công nghệ di truyền, các nhà khoa học Mỹ muốn dùng các protein miễn dịch được sản xuất trong cơ thể của lạc đà không bướu (llamas) để tạo ra một kháng thể mới gắn kết chắc chắn với coronavirus.
Theo The Daily Mai, các protein miễn dịch được sản xuất trong cơ thể của lạc đà không bướu (llamas) có thể giúp tạo ra một kháng thể mới gắn kết chắc chắn với coronavirus. Ngay từ năm 2016, các nhà khoa học ở Đại học Texas (Mỹ) đã nghiên cứu vi rút SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông (họ hàng của COVID-19).
Khi tiêm protein vi rút cho lạc đà không bướu (llamas), các nhà khoa học nhận thấy con vật có kháng thể liên kết với các protein vi rút này, vốn chịu trách nhiệm xâm nhập vào các tế bào. Đặc biệt, một kháng thể có tên VHH-72, bám chặt vào các protein bề mặt của vi rút SARS, ngăn chặn nó lây nhiễm vào các tế bào.
Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kháng thể đó. Họ phát hiện ra nó cũng gắn kết với các protein tăng đột biến của loài vi rút mới, tuy nhiên, gắn kết không quá chặt. Các nhà khoa học nhận thấy cần sử dụng công nghệ di truyền để liên kết 2 bản sao của VHH-72 khiến kháng thể gắn kết hiệu quả hơn và chủ yếu trung hòa các protein tăng đột biến. Họ hy vọng trong tương lai gần sẽ tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng trên các loài động vật như chuột đồng hoặc linh trưởng không phải người như khỉ chẳng hạn.
Loại thuốc dựa trên kháng thể mới mà họ muốn phát triển sẽ cần phải được dùng ngay sau khi bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Điều này sẽ hữu ích nhất cho người cao tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hơn và nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với vi rút.
Vũ Trung Hương