Chiến dịch 'Nào ta cùng tím' đang lan tỏa mạnh trong giới trẻ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với thông điệp chống kỳ thị và tạo không gian an toàn cho người LGBT.
'Nào trường ta cùng tím' - Chiến dịch chống kỳ thị LGBT học đường
Một Thế Giới|12/08/2015, 14:50
Chiến dịch 'Nào ta cùng tím' đang lan tỏa mạnh trong giới trẻ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với thông điệp chống kỳ thị và tạo không gian an toàn cho người LGBT.
Rất nhiều bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới) tại khu vực khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có những trải nghiệm đầy sợ hãi trên đường đến trường, biết rằng mình có thể bị châm chọc, tẩy chay hay thậm chí bạo lực đang đón đợi.
Nhân Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12.8, UNESCO, UNDP và sáng kiến Being LGBTI in Asia đã khuyến khích các bậc cha mẹ, bạn bè và giáo viên tham gia vào chiến dịch #PurpleMySchool (Nào trường ta cùng tím) nhằm tạo không gian an toàn cho bạn trẻ LGBT tại các cơ sở giáo dục trên toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Những người tham gia được khuyến khích bày tỏ và thể hiện cho các bạn trẻ LGBT thấy rằng họ có thể cảm thấy an toàn trong các lớp học và trường học của mình bằng cách mặc, vẽ hoặc làm một cái gì đó màu tím và sau đó gửi hình ảnh của mình đến trang web www.campaign.com/PurpleMySchool hoặc bằng cách sử dụng hashtag #PurpleMySchool trên mạng xã hội.
Chiến dịch #PurpleMySchool hướng tới mục tiêu cải thiện cuộc sống của các bạn trẻ LGBT trên khắp châu Á-Thái Bình Dương, với các tài liệu thực hiện chiến dịch bằng tiếng Bahasa Indonesia, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, Tiếng Hin-di, tiếng Việt và tiếng Thái.
Chiến dịch dự kiến sẽ kéo dài đến ngày Nhân Quyền Quốc Tế, ngày 10 tháng 12 năm nay. Những bức ảnh ấn tượng nhất trong số các bức ảnh được gửi đến chiến dịch sẽ được tuyển chọn để đưa vào một ấn phẩm mới về nạn kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới Tất cả những người đóng góp nội dung sẽ nhận được một bản sách của ấn phẩm này, dự kiến được chia sẻ tại tại Hội nghị Quốc tế các Bộ trưởng Giáo dục: Can thiệp của ngành giáo dục để ngăn ngừa bạo lực đồng tính tại Paris, Pháp vào năm tới.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Trong một bản sửa đổi của chỉ thị khung về chất thải, Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra các mục tiêu ràng buộc pháp lý cho tất cả các quốc gia nhằm giảm lãng phí thực phẩm lên đến 30% nhưng các nhóm vận động vì khí hậu cho rằng mục tiêu này là chưa đủ.
Văn phòng Thủ tướng Israel (PMO) tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine vốn diễn ra vào ngày 22.2, cho đến khi đợt trao trả con tin tiếp theo được đảm bảo và Hamas không tổ chức bất cứ buổi lễ “hạ nhục” con tin nào nữa.
Tòa thánh Vatican ngày 22.2 thông báo Giáo hoàng Francis đang trong tình trạng nguy kịch do khó thở kéo dài khi đang điều trị viêm phổi kèm nhiễm trùng.
Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ đảng cực hữu Phục hưng (Revival) tại Bulgaria hôm 22.2 đã đụng độ với cảnh sát khi cố gắng xông vào tòa nhà phái bộ Liên minh châu Âu (EU) tại thủ đô Sofia.
Hãng RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 22.2 tiết lộ một cuộc gặp nữa giữa quan chức nước này với đại diện phía Mỹ được lên kế hoạch tổ chức vào 2 tuần tới.
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Kỳ họp lần thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.HCM chiều 20.2 đã thông qua Nghị quyết về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.