Ngoài tuổi 60, Mạc Can vẫn là một cây bút đầy nội lực, một cây viết khỏe và đa dạng ở nhiều thể loại. Tại ''Sau ánh hào quang'', Mạc Can tiết lộ ông thành nhà văn sau 40 năm vì thương em gái bị phóng dao.

Nghệ sĩ Mạc Can: Trở thành nhà văn vì thương em gái bị phóng dao

Sơn Phạm | 03/02/2018, 13:10

Ngoài tuổi 60, Mạc Can vẫn là một cây bút đầy nội lực, một cây viết khỏe và đa dạng ở nhiều thể loại. Tại ''Sau ánh hào quang'', Mạc Can tiết lộ ông thành nhà văn sau 40 năm vì thương em gái bị phóng dao.

Không bùng nổ như một cơn lốc, Mạc Can vẫn là một cái tênnổi bật trong nền nghệ thuật Việt Nam. Qua bao thế hệ, nghệ sĩ Mạc Can đã gắn bó với đời sống tinh thần của công chúng ở nhiều vai trò khác nhau. Người ta thấy ông trong các tác phẩm điện ảnh, khóc cười với ông trên sân khấu kịch, trầm trồ trước những màn ảo thuật nhưng cũng bùi ngùi cùng ông qua từng con chữ. Thật không quá khi nói, cái Tài và cái Tâm chính là điều dung dưỡng hai chữ “Mạc Can”.

“Lúc mới sinh, má nhìn mặt tui đã thấy tức cười” - nghệ sĩ Mạc Can tâm sự. Có lẽ từ giây phút ấy, sứ mệnh đem lại niềm vui cho người khác đã được đặt cho ông. Trên chiếc ghe hát của cha mẹ, hằng ngày, cậu bé Mạc Can được nuôi nấng bởi câu vọng cổ của mẹ và sự biến hóa diệu kỳ từ cha.

Mạc Can trò chuyện cùng Trấn Thành tại Sau ánh hào quang

Ông cho biết: “Tui diễn từ khi chỉ mới biết bò”. Lớn lên, Mạc Can theo thân phụ mưu sinh bằng những vai hề của gánh hát rồi chuyển dần sang ảo thuật. Hằng đêm, gia đình Mạc Can sống trong tiếng nhạc, khói lửa với những màn trình diễn kịch tính. Bên cạnh niềm vui, điều khiến Mạc Can đau lòng nhất chính là hình ảnh vất vả của cô em gái.

Mang phận gái mong manh nhưng cô lại là nhân vật chính cho trò phóng dao rùng rợn. Cứ thế, cô em gái nhỏ phải gồng mình đối diện với nỗi sợ để đổi lấy tiếng hò reo tán thưởng của người đời. Day dứt khôn nguôi, Mạc Can đã ôm nỗi đau ấy gần 40 năm để rồi tỏ bày trong tiểu thuyết đầu tay của mình: “Tấm ván phóng dao”.

Mạc Can trở thành nhà văn vì thương em gái

Chính Mạc Can cũng không ngờ mình lại trở thành “nhà văn”. Nghệ sĩ cho biết, ông viết hoàn toàn nhờ vào sự bản năng và được biết đến nhờ tính “lì”. Đi nhiều và trải nghiệm sâu, Mạc Can thấy cả vũ trụ như ôm lấy trái tim mình. Nhìn người bạn bị tật ở đầu, Mạc Can tưởng tượng đến một nhân sinh giữ viên ngọc quý ở khối óc được mặt trăng gửi xuống trần gian.

Thật lạ khi một Mạc Can chân chất lại giàu thơ, giàu tình đến lạ trong văn chương. Ấy vậy mà tác phẩm của ông cũng hơn trăm lần bị từ chối. Chỉ đến khi đưa ra bản thảo “Tấm ván phóng dao”, Mạc Can mới có được cuốn tiểu thuyết của riêng mình và đoạt giải thưởng cao nhất năm đấy.

Từ 200 cuốn đầu tiên được in ấn, “Tấm ván phóng dao” được tái bản thành 2.000 cuốn. Những ngày sống trên đất Mỹ, Mạc Can phải xin được đặt bán tác phẩm của mình tại các chợ người Việt. Chính nhờ tình thương của độc giả dành cho tiểu thuyết, Mạc Can đã có cơ hội trở lại quê hương khi đầu đã điểm tuyết sương.

“Sau ánh hào quang” với sự xuất hiện đặc biệt của ba nghệ sĩ lão thành Mạc Can, Thiên Kim và nhà giáo ưu tú Mạnh Dung, phát sóng vào lúc 21 giờ ngày 5.2 trên HTV7.

Sơn Phạm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghệ sĩ Mạc Can: Trở thành nhà văn vì thương em gái bị phóng dao