Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng của Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã hoàn toàn lỗi thời, yếu tố này dường như đang "kìm hãm" sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cả ngành gạo nói chung.

Nghị định xuất khẩu gạo 109: Người đòi bỏ, người nói không

tuyetnhung | 01/03/2017, 18:19

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng của Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã hoàn toàn lỗi thời, yếu tố này dường như đang "kìm hãm" sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cả ngành gạo nói chung.

'Hãy bỏ Nghị định 109'

Là một doanh nghiệp sản xuất gạo hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép xuất khẩu vì chưa đủ điều kiện, ông Đinh Minh Tâm, Phó giám đốc Công ty Cỏ May tại Đồng Tháp cho rằng những điều kiện như: phải có kho chứa khổng lồ, nhà máy công suất lớn… đang là trở ngại lớn, quá sức đối với những công ty gạo quy mô nhỏ và vừa.

Ông Đinh Minh Tâm, Phó giám đốc Công ty Cỏ May

Cụ thể, theo Nghị định 109, để được cấp phép xuất khẩu gạo công ty phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và một cơ sở xay xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Với điều kiện quá cao này sẽ không có mấy công ty đáp ứng được.

Hơn nữa, khi có giấy phép rồi, doanh nghiệp phải duy trì sản lượng 1 năm 20.000 tấn. Nếu không đạt con số này thì coi chừng sau 2 năm sẽ bị rút giấy phép.

"Theo tôi,những điều kiện trên đã không còn phù hợp với doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay. Bởi nếu xuất khẩu gạo cao cấp thì chỉ được khoảng 50 tấn vìloại gạo nàylấy đâu ra thị trường một năm mấy chục ngàn tấn được. Qua khảo sát thực tế, nếu thị trường đó bán tăng lên cũng 1 tháng chỉ được vài ngàn tấn. Bán tốt lắm thì cả năm cũng chỉ khoảng 10.000 tấn", ông Tâm cho hay.

Theo ông này, các điều kiện trên nên được tháo gỡ trong quá trình sửa đổi Nghị định 109. Bởi lẽ, đây sẽ là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp có thể liên kết chặt chẽ với nông dân để hình thành, mở rộng vùng nguyên liệu.

"Hiện nay, Cỏ May vẫn chưa được cấp giấy phép xuất khẩu nên để đảm bảo thương hiệu gạo đến tận tay người tiêu dùng nước ngoài, công ty đã phải lập một công ty nhập khẩu Cỏ May ở Singapore để nhập chính gạo của Cỏ May qua đơn vị được ủy thác. Rồi từ công ty con tại Singapore, các sản phẩm gạo của Cỏ May được chuyển vào các kênh bán lẻ tại nước này.

Như vậy, Cỏ May đang phải đi đường vòng, chấp nhận trả nhiều chi phí (như chi phí vận hành của Công ty Cỏ May tại Singapore), giảm lợi nhuận và nhiều rủi ro khác để xuất khẩu sản phẩm gạo mang thương hiệu của mình. Trong khi đó, nếu được xuất khẩu gạo trực tiếp thì không phải tốn những khoản chi phí trên.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam khác đã phải đầu tư ở các thị trường lân cận để xuất khẩu gạo vì những quy định về kho chứa hay nhà máy xay xát nêu trong Nghị định. "Do đó, nguyện vọng của các thương nhân xuất khẩu gạo hiện nay là nên bãi bỏ hoặc bổ sung một số điều đã lạc hậu trong Nghị định thì mới có cơ hội", ông Tâm nói.

Ông Nguyễn Văn Ngọc – Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏcho biết đã nhiều lần lên tiếng về Nghị định 109, bởi qua một thời gian dài thực hiện (khoảng 6 năm), ông thấyrằng Nghị định đã lỗi thời.

Ông Nguyễn Văn Ngọc – Trưởng phòng kinh doanhCông ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ

"Điều kiện xuất khẩu với sản lượng 20.000 ngàn tấn/năm, phải có giấy phép xuất khẩu, có giấy phép lại phải thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam... là ép doanh nghiệp. Tôi cho rằng hãy bỏ luôn Nghị định 109, để doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh kiếm được nhiều đơn hàng và xuất khẩu được nhiều loại gạo chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam", ông Ngọc nói.

Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thừa chỉ tiêu về điều kiện xuất khẩu gạo của Nghị định 109 (với sản lượng 36.000 tấn/vụ. Một năm có 2 vụ với sản lượng khoảng 40.000 tấn).

Phải hạn chế quyền lực của VFA

Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An lại cho rằng không nên xóa bỏ Nghị định 109.

Ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An

"Văn hóa thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam rất kém, có thể bất chấp hạ giá để chiếm thị trường trong khi chất lượng gạo kém,chưa xây dựng được thương hiệu. Vì vậy, gạo sẽ phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Nghị định 109 được đưa ra rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay", ông Bình nhận định.

Tuy nhiên, ông Bình cho rằng các điều kiện trong Nghị định nên thay đổi, chẳng hạn như việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu gạo và định giá sàn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). VFA thực chất là tập hợp nhiềudoanh nghiệp nhà nước lớn, với vai trò kiểm soáthợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp gạo khác nên đây là điều không công bằng. Hơn nữa, nếu không có sự kiểm chứng của VFA thì hải quan cũng không được phép cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

"Quy định trên cho thấy dường như VFA đang được trao quyền quá lớn nênvấn đề này cần được xem xét lại", ông Bình nhấn mạnh

Thương nhân này cũng kiến nghị nên bãi bỏ quy định sản lượng xuất khẩu gạo 1 năm là 20.000 tấn vàđiều kiện kho chứa là 5.000 tấn.

Đồng quan điểm với ông Bình, ông Lâm Anh Kiệt - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Vinacam cũng cho rằng không nên bỏ Nghị định 109 vì Việt Nam vẫn phải xây dựng thương hiệu gạo. Theo ông Kiệt, hiện nay, ngành gạo của nước ta vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, không có năng lực liên kết.

Ông Lâm Anh Kiệt - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Vinacam

Do đó, nếu bỏ Nghị định 109 sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, không có công cụ kiểm soát được bộ tiêu chuẩn và giám sát chất lượng gạo xuất khẩu.

"Trong Nghị định 109, VFA là tổ chức phi chính phủ nhưng có quyền hạn rất lớn là kiểm soát giấy phép xuất khẩu và định giá sàn. Điều này cần được nhìn nhận lại", ông Kiệt cho hay.

Bài và ảnh: Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị định xuất khẩu gạo 109: Người đòi bỏ, người nói không