Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới về kiến nghị cấm GrabShare, người dân thành phố đã đưa ra khá nhiều quan điểm. Một khách hàng cho rằng việc cấm dịch vụ này không ổn, bởi lẽ càng nhiều dịch vụ tiện ích thì người dân càng lợi và càng có nhiều sự lựa chọn.

Người Sài Gòn nói gì về kiến nghị cấm GrabShare của Hiệp hội Taxi?

Phan Diệu | 22/06/2017, 12:36

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới về kiến nghị cấm GrabShare, người dân thành phố đã đưa ra khá nhiều quan điểm. Một khách hàng cho rằng việc cấm dịch vụ này không ổn, bởi lẽ càng nhiều dịch vụ tiện ích thì người dân càng lợi và càng có nhiều sự lựa chọn.

Vào ngày 9.5 và 8.6 vừa qua, Công ty TNHH GrabTaxi đã chính thức triển khai tính năng đi chung xe GrabShare trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội. Đây là một tính năng mới của Grab nhằm đa dạng hóa dịch vụ, lôi kéo khách hàng…

Dịch vụ GrabSharecho phép hành khách tiết kiệm được chi phí 30% so với GrabCar phổ thông, đồng thời giúp tài xế taxi tăng thêm thu nhập thông qua việc kết hợp hành trình của hai hành khách vào cùng một chuyến xe.

Theo đại diện Grab Việt Nam, bằng việc khuyến khích hành khách chia sẻ chuyến xe, GrabShare cũng giúp tăng hiệu quả vận hành của phương tiện giao thông, giảm số lượng xe trên đường, góp phần giảm ùn tắc giao thông và lượng khí thải.

Tuy nhiên, mới đây, Hiệp hội Taxi TP.HCM đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải giao Thanh tra Bộ ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của Công ty TNHH GrabTaxi về việc bán phá giá.Và Bộ cũng cần yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi dừng ngay tính năng đi chung xe GrabShare trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chia sẻ với báo điện tửMột Thế Giớivề kiến nghị cấm GrabShare, người dân thành phố đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau.

Theo chị L.N.Hoa (quận Thủ Đức), việc cấm GrabShare là đúng, do người có tiền đi taxi đều muốn có không gian riêng, bị ghép đi cùng người khác thì đi xe buýt tiện hơn. Chẳng may đó là một kẻ hay quấy rối thì rất phiền phức. Việc cấm cũng giúp taxi truyền thống cạnh tranh công bằng trước những khuyến mãi từ Uber và Grab.

Anh H.Hùng (quận 5) nói rằng dịch vụ này cấm cũng được, không cấm cũng không sao vì anh không chọn tính năng này của Grab để di chuyển nữa. Theo anh Hùng, anh hiểu dịch vụ này là đi xe chung Grab và chia tiền với hành khách khác, nên số tiền của hành khách chỉ khoảng ½ số tiền đi Grab Car bình thường. Trên chuyến đi, đương nhiên xe sẽ đón thêm khách khác có cùng hướng đi.

Ban đầu khi thử nghiệm dịch vụ này, anh cảm thấy dịch vụ này khá thú dị vì trên tuyến đường đi, anh có đón thêm một vị khách khác để trò chuyện khi di chuyển cùng trục đường. Thế nhưng, dần dần anh Hùng cảm thấy khó chịu vì xe phải đi loằng ngoằng để đón thêm một vị khách nữa, nên hành trình của anh kéo dài 45 phút giờ đồng hồ, trong khi trước đó anh chỉ mất 20 phút.

“GrabShare chỉ dành có người có nhiều thời gian mà thôi. Ban đầu tôi nghĩ tài xế sẽ đón khách trên cùng trục đường mình đi nên không mất thời gian và dịch vụ này khá văn minh. Tuy nhiên, Grab chỉ tính lộ trình ngắn nhất theo Google Map, còn lái xe thì đi theo kinh nghiệm phòng kẹt xe hoặc đường cấm. Để đón một vị khách mới, đa số tài xế phải đi loằng ngoằng, thậm chí là chui vào hẻm hóc, đường một chiều và mãi mới trở lại được lộ trình. Tôi nghĩ dịch vụ này sẽ không thu hút được nhiều người, vì vậy nếu bị cấm sẽ không ảnh hưởng đến nhiều khách hàng”, anh Hùng chia sẻ.

Thế nhưng đối với anh Đức Phúc (quận 2) thì việc cấm dịch vụ này không ổn, bởi lẽ càng nhiều dịch vụ tiện ích thì người dân càng lợi và càng có nhiều sự lựa chọn. Các hãng taxi truyền thống không thể lấy lý do là GrabShare phá giá hay cố tình kiếm các điều luật để nói Grab làm trái quy định.

“Tôi cho rằng tính năng này của Grab khá ổn. Hàng ngày, tôi đều bắt Grab đi làm, thấy một mình ngồi một xe 7 chỗ từ quận 2 qua quận 1 cũng thấy cũng áy náy vì chiếm diện tích đường nhiều quá. Tôi nghĩ trong giờ cao điểm, việc đi xe chung sẽ giảmtắc đườngđáng kể. Tuy nhiên, tôi cho rằng khi Grab đưa tính năng này cần phải được cơ quan quản lý cho phép. Bởi lẽ, dịch vụ này khá mới mẻ và tiềm ẩn một số nguy hiểm với những người đi cùng nên phải có sự kiểm soát. Tôi nghĩ các tài xế của Grab cũng cần đào tạo kỹ năng để có ứng xử phù hợp khi xảy ra sự cố”, anh Phúc nói.

Ngoài ra, anh Phúc cũng nói rằng ở các nước có nền kinh tế thị trường, tính năng GrabShare vẫn hoạt động bình thường thì không có lý gì để ngăn cấm tại Việt Nam. Các hãng taxi truyền thống không cạnh tranh được lại kiến nghị này, kiến nghị kia là không nên. Có chăng, Nhà nước cần điều tra lại việc giảm giá, áp dụng khuyến mại của Grab đã phù hợp chưa. Nếu cơ quan chức năng chứng minh được giá cước của GrabShrae dưới chi phí bỏ ra, làm phá giá thị trường thì phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời để bảo vệ taxi truyền thống.

GrabShare đang hoạt động bất chấp lệnh cấm

Bộ Giao thông vận tải ngày 4.5 đã có văn bản gửi Công ty Grab khẳng định tính năng GrabShare áp dụng với xe hợp đồng ứng dụng công nghệ thông tin là không phù hợp với quy định hiện hành và kế hoạch triển khai thí điểm. Do vậy, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Grab không triển khai dịch vụ Grabshare đối với xe hợp đồng để đảm bảo thực hiện đúng quy định hiện hành.

Tuy nhiên, bỏ qua ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Grab vẫn giới thiệu và đưa vào hoạt động tính năng Grabshare tại Hà Nội và TP.HCM.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
12 phút trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Sài Gòn nói gì về kiến nghị cấm GrabShare của Hiệp hội Taxi?