Hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao…

Nguyên nhân hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo

04/10/2020, 22:00

Hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao…

Nhiều quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn - Ảnh: Internet

Theo báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực, phần lớn văn bản có chất lượng tốt, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật được nâng lên; quy trình xây dựng văn bản QPPL ngày càng được cải tiến, hoàn thiện...

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao, ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống pháp luật.

Một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu” theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất. Điều khoản về thực hiện chuyển tiếp trong một số văn bản QPPL chưa đầy đủ, rõ ràng, gây khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật.

Việc gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật chưa thực sự hiệu quả, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời nhu cầu thực tiễn. Cơ chế đảm bảo cho người dân giám sát thi hành pháp luật còn chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Một số văn bản chưa chú trọng đúng mức đến đánh giá tác động và các điều kiện bảo đảm thi hành, dẫn đến khó đi vào cuộc sống; nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát từ việc hiểu không đúng, không nắm vững nguyên tắc áp dụng pháp luật dẫn đến lúng túng, thậm chí áp dụng sai pháp luật.

Nguyên nhân khách quan do nguồn lực nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp của hoạt động xây dựng pháp luật. Các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật còn chưa đầy đủ, nhất là về tổ chức, bộ máy, biên chế và kinh phí; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức liên quan về tổ chức thi hành pháp luật còn chưa đồng bộ, hiệu quả.

Tiếp theo là do thời gian qua, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội mới, phức tạp nảy sinh, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã dẫn tới những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Nguyên nhân chủ quan do nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan còn chưa thật sự đầy đủ, vẫn còn trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo chưa tuân thủ đầy đủ quy trình xây dựng văn bản; việc lấy ý kiến về dự thảo văn bản, nhất là ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản còn hình thức, chưa hiệu quả; việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp chưa triệt để…

Những đổi mới về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL thời gian qua, nhất là về đánh giá tác động của chính sách, tác động của văn bản, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học chưa được phát huy đầy đủ trong thực tiễn. Việc chậm văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành vẫn còn, gây ra khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật.

Sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý với các cơ quan liên quan trong xây dựng một số văn bản QPPL còn chưa chặt chẽ. Cơ chế giải trình, bảo vệ quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo về nội dung chính sách trong dự án luật còn chưa hiệu quả.

Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận công chức làm công tác xây dựng pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nhất là về tính chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích, dự báo, xây dựng chính sách, áp dụng pháp luật.

Giải pháp đưa ra là khẩn trương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản QPPL; tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo Luật Ban hành văn bản QPPL, bảo đảm chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp.

Chính phủ cũng yêu cầu có giải pháp cụ thể để hạn chế tối đa việc ban hành văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp thực tiễn. Chú trọng việc rà soát kỹ lưỡng các quy định pháp luật hiện hành liên quan trước khi ban hành quy định mới; tăng cường huy động trí tuệ xã hội trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật…

Các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, gắn kết chặt chẽ các công tác này với xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật.

Triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận pháp luật, qua đó nâng cao năng lực hiểu và thực thi pháp luật. Tăng cường việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, chú trọng đối thoại với doanh nghiệp về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên nhân hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo