Vụ cháy chung cư cao cấp Carina hàng chục tầng nằm trên đường Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8 sáng nay làm ít nhất 13 người thiệt mạng tính đến giờ phút này là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Nguyên nhân là hầu hết nhà cao tầng trong thành phố đều xây bịt kín, không có lối thoát hiểm và người dân còn thiếu kỹ năng thoát hiểm trong những tình huống này.

Những kỹ năng thoát hiểm nhất định bạn phải thuộc nằm lòng khi cháy chung cư

Thùy Vân | 23/03/2018, 07:20

Vụ cháy chung cư cao cấp Carina hàng chục tầng nằm trên đường Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8 sáng nay làm ít nhất 13 người thiệt mạng tính đến giờ phút này là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Nguyên nhân là hầu hết nhà cao tầng trong thành phố đều xây bịt kín, không có lối thoát hiểm và người dân còn thiếu kỹ năng thoát hiểm trong những tình huống này.

Bạn đang sống ở chung cư, đang chuẩn bị mua chung cư, hãy tự trang bị cho mình về kiến thức phòng cháy chữa cháy cũng như kỹ năng thoát hiểm trong những tình huống cháy nổ nếu xảy ra.

Bình tĩnh, cúi thấp người thậm chí là bò xuống sàn

Phần lớn nguyên nhân tử vong trong hỏa hoạn gây ra là do nhiễm khí độc, khói (80% số trường hợp tử vong trong 12h đầu).Vì vậy trong các vụ cháy, nạn nhân chết nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn làm cho ngộ độc ập đến nhanh, nạn nhân ngã quỵ nhanh.Do đó nguyên tắc đầu tiên là quan sát thật kỹ, tìm mọi cách di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt và tri hô để mọi người ứng cứu.

Theo chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Huỳnh Quang Tâm, khi bị "bà hỏa" tấn công, mọi người thường hoảng loạn và có rất ít thời gian để suy nghĩ. Chính tâm lý đó khiến nạn nhân không đủ tỉnh táo để quan sát tìm ra lối thoát hiểm.

Nhân viên cứu hộ này khuyên, yếu tố quan trọng để con người thoát khỏi đám cháy là bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn để xử lý các tình huống xảy ra. Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.

Tuyệt đối không sử dụng thang máy

“Trong cơn hỏa hoạn, tuyệt đối không sử dụng thang máy làm lối thoát nạn. Vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bạn kẹt trong đó. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT” – lối ra để thoát nạn. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra - Đại tá Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy cho biết.

Dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người

Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bịt lên mũi, giúp hạn chế hít phải khí độc.

Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.

Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ khác gần đó. Trường hợp toàn bộ đều có khói, hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông báo đang ở phòng số mấy của tòa nhà đang cháy. Bên cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công, đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) vẫy và cầu cứu.

Theotiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cũng cho rằng việc tập huấn kỹ năng xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho người dân sống trong môi trường tập thể là vấn đề cần được quan tâm cấp bách.

"Tại một số nước, việc đào tạo kỹ năng đối mặt với nguy hiểm, rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng vượt qua những sự cố bất ngờ trước thảm họa đã được đưa vào giáo dục ở từng cấp học và những khu vực tập thể như trường học, công sở cao ốc, chung cư cao tầng… Việc làm này góp phần giảm hỗn loạn và nguy cơ tử vong rất nhiều bởi trên thực tế, qua các sự cố lớn, nhiều người chưa chết vì tai nạn thì đã chết ngất vì sợ hãi”, ông Sơn nói.

Cháy nổ thường bắt đầu từ những đám cháy nhỏ, do đó bạn cần nhớ tất cả những kỹ năng trên để thoát hiểm một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

An Hoa (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những kỹ năng thoát hiểm nhất định bạn phải thuộc nằm lòng khi cháy chung cư