Hiện nay, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã và đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho ngành ngân hàng trong việc đáp ứng nguồn vốn và kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với các dự án BOT.

Những rủi ro 'chìm' khi cấp tín dụng cho các dự án BOT

tuyetnhung | 16/09/2016, 08:50

Hiện nay, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã và đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho ngành ngân hàng trong việc đáp ứng nguồn vốn và kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với các dự án BOT.

Đầu tư vốn lớn, rủi ro tiềm ẩn cao!

Liên quan đến việc cấp tín dụng cho các dự án BOT hiện nay, tại Hội thảo “Những vấn đề đặt ra đối với Dự án BOT và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” diễn ra ngày 15.9 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã dành nguồn vốn lớn cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, chiếm từ 85-90% tổng mức đầu tư của cácdự án BOT có tài trợ vốn của ngân hàng.

Từ năm 2014 tới nay,cam kết cấp tín dụng, dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án BOT, BT giao thông có mức tăng trưởng cao. Tính đến30.6.2016, chỉ tính riêng các ngân hàng thương mại, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông là 159.204 tỉ đồng; tổngsố dư cấp tín dụng là 83.611 tỉ đồng, tăng 12,43% so với cuối năm 2015. Chỉ tính riêng 3 ngân hàng là BIDV, VietinBank và SHB có tổng hạn mức cấp tíndụng chiếm 85,64%, dư nợ chiếm 85,3% so với toàn ngành.

"Việc tăng trưởng nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tiềm ẩn rủi ro", NHNN cho biết.

NHNN cho rằng, hiện nay vướng mắc lớn nhất của ngành ngân hàng là khi cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông xuất phát từ chính các dự án được chủ đầu tư đề nghị vay vốn nhưng năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn yếu kém, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo đúng cam kết dẫn đến phải dừng thực hiện dự án.

Vì lẽ đó mà nhiều dự án đã bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Nhiều dự án trong quá trình thực hiện bị tăng tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, cũng như rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn bổ sung để tiếp tục thực hiện dự án và trả nợ ngân hàng.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, trong tổng số 150 dự án BOT, BT giao thông màngân hàng tài trợ vốn, hiện nay có 22 dự án bị chậm tiến độ (với tổng hạn mức cấp tín dụng là 20.347 tỉ đồng, dư nợ cấp tín dụng là 11.122,6 tỉ đồng), nguyên nhân chủ yếu là do giải phóng mặt bằng, tăng tổng mức đầu tư hoặc không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án.

Trong khi đó, các dự án thuộc lĩnh vực giao thông thường có tổng mức đầu tư rất lớn, nhu cầu nguồn vốn dài hạn và thời gian thu vốn dài (khoảng 20-25 năm), trong khi nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên việc chovay với lượng vốn lớn, dài hạn sẽ khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối nguồn vốn, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản.

Tài sản bảo đảm cho dự án BOT, BT chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay nên rất khó định giá khiến tiềm ẩn rủi ro cao nếu lưu lượng xe, doanh thu không đạt như dự kiến, gây nhiều khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc thu hồi vốn và xử lý tài sản đảm bảo.

Kiểm soát rủi ro

Trong năm 2016, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23.2.2016 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27.5.2016 về một sốgiải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016 và Công văn số 3257/NHNN-TTGSNH ngày 6.5.2016 yêucầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Theo đó, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng khi xem xét, cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông phải thực hiện một số nội dung:

Thứ nhất, hạn chế và kiểm soát chặt chẽmức độ tập trung tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông.

Thứ hai, nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và sàng lọc các dự án, lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn cao, mức độ rủi ro thấp, các dự án thực hiện tốt quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và xây dựng; không xem xét các dự án có thủ tục pháp lý không đầy đủ, không đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Thứ ba, tăng cường giám sát vốn vay, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích. Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ kháchhàng vay vốn, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.

Đặc biệt, trong thời gian tới, NHNN cũngyêu cầu các ngân hàng cần phải thẩm định chặt chẽ, tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các dự án BOT trước khi quyết định cấp tín dụng, thường xuyên đánh giá lại hiệu quả của dự án BOT để có biện pháp quản lý rủi ro và có giải pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn thu của dự án,đảm bảo thu nợ kịp thời, đầy đủ và đúng hạn.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những rủi ro 'chìm' khi cấp tín dụng cho các dự án BOT