Nói lời sau cùng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín xin lỗi nhân dân và thừa nhận đã đánh mất tài sản quý giá nhất - niềm tin của nhân dân.

Ông Nguyễn Hữu Tín: Tôi đã đánh mất niềm tin của nhân dân

Anh Đủ | 30/12/2019, 14:11

Nói lời sau cùng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín xin lỗi nhân dân và thừa nhận đã đánh mất tài sản quý giá nhất - niềm tin của nhân dân.

Trưa 30-12, phiên xử vụ ông Nguyễn Hữu Tín (SN 1957, cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM) cùng các đồng phạm giao đất số 15 Thi Sách (quận 1) cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm" làm chủ tịch HĐQT) bước vào phần nói lời sau cùng. Là người đầu tiên thực hiện việc này, ông Tín nói với giọng nhỏ nhẹ và hết sức chậm rãi. Ông trình bày quá trình điều tra, thẩm vấn đã giúp bị cáo nhận thức sâu sắc hơn về sai phạm bản thân gây ra, nhận thức sâu sắc hơn về bản chất vụ án.

"Bị cáo xin nhận trách nhiệm. Bị cáo từng là một người lính khoác ba lô về cùng đồng đội xây dựng TP. Bị cáo và những cán bộ tiền nhiệm thừa hưởng nhiều thành quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Từ đó, chúng tôi phần nào xây dựng TP phát triển, xây dựng niềm tin trong lòng người dân TP. Dù biết rằng không phải động cơ vụ lợi, an ninh quốc gia hay bất chấp pháp luật mà vì nhận thức chưa đúng khiến hôm nay phải đứng đây với tư cách là bị cáo. Tài sản lớn nhất của tôi là niềm tin của nhân dân tại TP nhưng chỉ vì một phút hiểu sai chủ trương mà tôi đã đánh mất đi niềm tin của nhân nhân. Qua đây, tôi xin gửi lời xin lỗi tới toàn thể bà con nhân dân tại TP" - bị cáo Tín nghẹn giọng.

Cuối cùng, ông Tín xin HĐXX xem lại động cơ, hoàn cảnh phạm tội để thấu tình đạt lý khi lượng hình.

Người tiếp theo là cựu giám đốc Sở TN&MT Đào Anh Kiệt. Ông Kiệt cho rằng vai trò của bị cái trong vụ án rất ngắn, khi bị cáo về hưu vẫn chưa xảy ra thiệt hại. Bị cáo xin chấp hành mọi phán quyết, đề nghị HĐXX lưu ý đến nhân thân, những đóng góp 40 năm của bị cáo đối với nhà nước khi lượng hình... Những bị cáo khác đều thừa nhận sai phạm và mong HĐXX xem xét yếu tố giảm nhẹ hình phạt như: nhân thân, thành khẩn khai báo, hối cải…

Sau phần lời nói sau cùng, chủ toạ thông báo HĐXX sẽ tiến hành nghị án và dự kiến tuyên án vào 9 giờ sáng mai (31-12).

Đánh giá hậu quả vụ án thế nào?

Sau phần bào chữa, đại diện VKS đã có những đối đáp lại quan điểm của các luật sư cũng như bị cáo.

VKS xác định: "Đây là một nửa vụ án liên quan đến nhà đất 15 Thi Sách. Trước khi xét xử vụ án này thì TAND Hà nội và Tòa Cấp cao tại Hà Nội đã xử vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong liên quan đến nhà đất này."

Quá trình xét xử các bị cáo đều ý thức thành khẩn, ăn năn hối cải, xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Kiệt, hai ngày đầu có thái độ và nội dung khai báo chưa thành khẩn nhưng đến nay đã có sự thay đổi. Nay đã thừa nhận vì mục đích an ninh quốc phòng nên mới tham mưu … nên ghi nhận sự tích cực này.

Đến giờ này có bốn bị cáo có thái độ đúng mực, nhận rõ sai phạm của mình, chỉ bị cáo Kiệt thừa nhận hành vi nhưng không thừa nhận mình phạm tội. Về chủ thể của loại tội phạm, thiệt hại có xảy ra hay không, chỉ 6,7 tỉ hay thêm 802 tỉ là mấu chốt để xem các bị cáo có tội hay không.

Nếu có thiệt hại thì ai phải chịu trách nhiệm, phân hóa vai trò trách nhiệm của cácbị cáo. Không đồng tình quan điểm của luật sư cho rằng bị cáo không có chức năng quản lý tài sản công thì không vi phạm quy định trong quản lý tài sản nhà nước.

Theo nghĩa rộng, không chỉ Sở Tài chính có chức năng quản lý tài sản công mới phạm tội này mà bất kỳ cơ quan nào gây thất thoát lãng phí đều phải chịu trách nhiệm hình sự Về quan điểm có thiệt hại mới xem xét trách nhiệm.

Cáo trạng nêu rõ hai khoản thiệt hại là 6,7 tỉ và số tiền hơn 800 tỉ đồng giá trị quyền sử dụng đất nhà nước chưa thu hồi được. Đây là số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng trên đất, là tiền bất kể công ty nào thuê đất cũng phải trả.

Nếu làm đúng Công ty thuê vừa phải nộp 6,7 tỉ tiền nhà của nhà nước bị phá đi để phục vụ mục đích riêng của họ vừa phải nộp thêm tiền sử dụng đất.

VKS có thể đồng ý với luật sư thiệt hại quyền sử dụng đất không phải thiệt hại 100% nhưng chắc chắn nó sẽ phát sinh thiệt hại. Sự thật là nhà nước chưa thu được số tiền này, trong khiCông ty Bắc Nam 79và công ty đối tác đã bán và cho hơn 100 khách hàng thuê thu hơn 1.000 tỉ đồng nhưng mấy năm nay mà chưa được nhận nhà, thuê nhà, đó là thiệt hại.

Trong thời hạn tố tụng cho phép, thì việc chứng minh thiệt hại cụ thể là bao nhiêu rõ ràng là khó khăn nhưng không thể phủ nhận. Sau này, UBND TPHCM phải giải quyết khu nhà 18 tầng.

Đại diện VKS phân tích Theo quy định của pháp luật thì thiệt hại trên 1 tỷ đồng đã phải phạt tù 10-20 năm rồi. Giả sử, chỉ thiệt hại 6,7 tỉ đồng thôi thì đã ở mức án này rồi. Việc lượng hình còn xem xét các yếu tố giảm nhẹ khác...

Theo Hoàng Yến/PLO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
32 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nguyễn Hữu Tín: Tôi đã đánh mất niềm tin của nhân dân