Con người hiện đại hay Homo sapiens đã xuất hiện sớm hơn so với chúng ta nghĩ tới 100.000 năm, và phát tích của con người không phải là "Vườn Eden" ở phía đông châu Phi.

Phát hiện mới: Con người xuất hiện sớm hơn chúng ta nghĩ tới 100.000 năm

08/06/2017, 17:00

Con người hiện đại hay Homo sapiens đã xuất hiện sớm hơn so với chúng ta nghĩ tới 100.000 năm, và phát tích của con người không phải là "Vườn Eden" ở phía đông châu Phi.

Một mô hình tái tạo hộp sọ của Homo sapiens

Theo các hóa thạch mới được tìm thấy tại Jebel Irhood, Morocco, con người hiện đại hay Homo sapiens đã tồn tại từ cách đây 300.000 năm và có chu kỳ phát triển theo cách phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng Homo sapiens đã phát triển bắt đầu từ khoảng 200.000 năm trước từ khu vực mà ngày nay là Ethiopia.

Ngoài phát hiện tại Morocco, những phát hiện gần đây tại Nam Phi cho thấy loài người hiện đại tại khu vực này đã tồn tại từ khoảng 260.000 năm trước. Điều này cho thấy Homo sapiens tiến hóa từ nhiều loại Hominin (tông người) khác nhau xuất hiện tại châu Phi chứ không chỉ từ một nhánh vượn người duy nhất.

Phát hiện tại Jebel Irhood, một điểm khảo cổ được phát lộ hồi những năm 1960 nhờ hoạt động khai thác mỏ, đã chỉ ra rằng con người sống vào thời kỳ đồ đá là những "bậc thầy săn thú lão luyện" với những loại thú bị săn như ngựa vằn, trâu...

"Trong 20 năm qua, chúng ta đều cho rằng rất có thể loài người chúng ta xuất hiện khoảng 200.000 năm trước và dấu vết người hiện đại mà chúng ta tìm thấy được là bắt nguồn ở Đông Phi. Có quan điểm cho rằng ở đâu đó tại khu vực hạ Sahara tồn tại một "Vườn Eden", nơi loài người chúng ta phát tích và lan rộng khắp châu Phi và bên ngoài châu lục này. Tuy nhiên những nghiên cứu mới của chúng tôi thách thức quan điểm này", giáo sư Jean-Jacques Hublin, một nhà xã hội học thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa ở Đức cho biết.

Các hóa thạch tại Morocco, cùng với Đông Phi và Nam Phi cho thấy Homo sapiens đã sống "khắp lục địa châu Phi khoảng 300.000 năm trước", ông Hublin nói.

Ngoài vấn đề tổ tiên chúng ta đã có khởi nguồn từ bao giờ, các nhà khoa học đang đặt câu hỏi là vì sao Homo sapiens lại có thể lan rộng ra các lục địa khác và lấn át "cực kỳ thành công" những giống người bản địa như người Neanderthal, người Denisova và người Hobbit.

"Điều gì khiến tổ tiên của chúng ta đặc biệt đến nỗi lan rộng cộng đồng ra khỏi châu Phi tại một thời điểm nào đó và sau đó thay thế các nhóm Hominin khác? Các hóa thạch tại Jebel Irhood cho thấy tổ tiên chúng ta có khuôn mặt và hàm răng như người hiện đại. Họ cũng có một bộ não lớn, nhưng hình dạng của bộ não thì tương đồng với những phát hiện trước đây", giáo sư Hublin khẳng định.

Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học cho biết những phát hiện mới tại Morocco cho thấy "giai đoạn đầu của sự phát triển bộ Homo sapiens, trong đó những đặc điểm hình thái học chính đã được hình thành".

Thiên Hà (theo Independent)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện mới: Con người xuất hiện sớm hơn chúng ta nghĩ tới 100.000 năm