Được phát hiện ở Trung Quốc, Pikachu phiên bản “thực tế” loài động vật có vú bé nhỏ này mang tên Ili pika, bộ thỏ, là một trong những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Phát hiện Pikachu phiên bản “thực tế”

Một Thế Giới | 25/03/2015, 09:16

Được phát hiện ở Trung Quốc, Pikachu phiên bản “thực tế” loài động vật có vú bé nhỏ này mang tên Ili pika, bộ thỏ, là một trong những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Hiếm hơn, và thậm chí là đáng yêu hơn cả gấu trúc, Pikachu phiên bản “thực tế” - loài thỏ bé nhỏ này chỉ còn dưới 1,000 cá thể trên Trái Đất. Nơi sống của chúng là ở vùng núi Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc, nhà bảo vệ môi trường Li Weidong cho biết.
Li phát hiện ra loài pika, thường được biết đến với cái tên Ochotona iliensis, năm 1983 và đặt tên theo quê hương của ông Li là Ili. Tháng bảy năm ngoái, Li phát hiện và chụp ảnh loài sinh vật này lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1990. Ông ước tính số lượng cá thể đã bị giảm xuống gần 70% kể từ khi chúng được phát hiện.
Phat hien Pikachu phien ban “thuc te”-hinh-anh-1
Trao đổi với CNN, ông Li cho biết: “Tôi đã phát hiện ra loài vật này và giám sát chúng bởi chúng đang bị đe dọa. Nếu chứng kiến chúng tuyệt chủng, tôi sẽ cảm thấy rất tội lỗi.”
Năm 2008, loài vật này được liệt vào danh sách động vật đang bị đe dọa bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nhưng không có tổ chức chính thức nào nghiên cứu biện pháp bảo tồn, ông Li cho biết.
Môi trường sống đang bị thu hẹp
Loài động vật có vú dài khoảng 20 cm này sống trên vùng đất đá dốc và ăn cỏ ở vùng cao. Ông Li chia sẻ môi trường sống của pika đang bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu. Vì nhiệt độ tăng cao, sông băng và núi tuyết bị thu hẹp, loài pika dần rút về các đỉnh núi để sinh sống.
Ili pika được tìm thấy lần đầu tiên trên các đỉnh núi ở độ cao 3.200 – 3.400m. Hiện nay, chúng chỉ xuất hiện ở vùng có độ cao 4.100m. Và bây giờ, chúng sẽ không còn chỗ nào để rút về nữa, ông Li chia sẻ. Vì sống đơn lẻ nên nếu kẻ thù xuất hiện, loài này cũng không thể cảnh báo cho nhau.
Năm 1983, ông Li lần đầu tiên biết đến loài này. 2 năm sau đó, ông Li phát hiện thêm cá thể thứ hai và nó được công bố là một loài mới.
Trong suốt một thập kỉ sau đó, Li và cộng sự đã thực hiện một vài cuộc nghiên cứu, điều tra tại 14 địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, năm 1992, Li đã chuyển công tác đến Viện Bảo vệ Môi trường Tân Cương tại thủ phủ Urumqi. Do đó, không có cuộc nghiên cứu về loài pika nào được thực hiện và cũng không ai nhìn thấy loài này trong suốt thập kỉ sau đó.
Năm 2002 – 2003, ông Li cùng đội tình nguyện thực hiện cuộc nghiên cứu mới. Mặc dù mất hơn 37 ngày để tìm hiểu về ngọn núi nơi loài pika sinh sống, họ không phát hiện được điều gì mới.
Tuy nhiên, bằng cách phân tích dấu hiệu trên tuyết, ông Li và nhà sinh học Andrew Smith, Đại học bang Arizona, có thể kết luận số lượng loài Ili pika đã giảm một cách đột biến. Họ cùng tính toán có khoảng 2.000 cá thể trưởng thành, so với 2.9000 vào năm 1990. Kết quả nghiên cứu được xuất bản năm 2005, đề nghị loài động vật này nên có mặt trong danh sách đang bị đe dọa.
Phat hien Pikachu phien ban “thuc te”-hinh-anh-2
Loài thỏ thần kì
Năm 2007, ông Li quyết định nghỉ hưu sớm để tập trung nghiên cứu về loài pika. Năm ngoái, ông tổ chức một đoàn gồm 20 tình nguyện viên thực hiện một cuộc khảo sát với camera hồng ngoại.
Vào ngày thứ hai của chuyến đi, họ đã tìm thấy một con pika, nó nhảy qua chân của Li khi ông cố chụp hình nó. Các tình nguyện viên đặt tên cho nó là “loài thỏ thần kì”. Họ đã kết luận rằng chỉ còn ít hơn 1.000 cá thể Ili pika.
Ông Li đã tài trợ cho cuộc nghiên cứu này cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức khác như Quỹ bảo tồn thiên nhiên. Ông chia sẻ đã tài trợ 32.000 đô la Mĩ trong hơn 3 thập kỉ qua và tiếp tục tăng con số này nếu cần thiết.
Tuy nhiên, điều làm ông băng khoăn không phải là vấn đề về kinh phí. Ông lo lắng nhất là không có sự ghi nhận chính thức nào về loài Ili và các loài pika khác. Ili pika không được nằm trong danh sách động vật hoang dã cần được bảo vệ đặc biệt của Trung Quốc – một phần của Luật bảo vệ thế giới hoang dã năm 1988. Sở Nông nghiệp và Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp cho biết cần có thời gian để cập nhật danh sách nhưng từ chối chia sẻ chi tiết.
Phat hien Pikachu phien ban “thuc te”-hinh-anh-3
 Ông Li chỉ nơi ông và nhóm tình nguyện nhìn thấy pika năm 2014,
sau 2 thập kỉ không tìm được dấu vết của chúng.
Li và tình nguyện viên đã kêu gọi xây dựng bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ loài động vật này. Ông chia sẻ: “Tôi đã gần 60 tuổi và sẽ sớm không thể tiếp tục leo lên ngọn núi Thiên Sơn nữa. Tôi thật sự hi vọng có tổ chức nào đó cho người nghiên cứu và bảo vệ loài Ili Pika”.
Thiên An (Theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện Pikachu phiên bản “thực tế”