Còn cách Tết Nguyên đán một tháng nhưng những vườn phật thủ tại Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tấp nập khách đến mua và đặt hàng, chuẩn bị cho cái Tết độc đáo.

Quả “bàn tay Phật” làm giàu một vùng quê

Một Thế Giới | 09/01/2016, 17:27

Còn cách Tết Nguyên đán một tháng nhưng những vườn phật thủ tại Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tấp nập khách đến mua và đặt hàng, chuẩn bị cho cái Tết độc đáo.

Làm giàu bằng cây phật thủ

Được ưu ái của phù sa ven bờ sông Đáy cùng với khí hậu thuận hòa, người dân Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đã dần vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trông cây phật thủ. Dịp giáp Tết Nguyên đán là thời điểm sôi động nhất của những vườn phật thủ tại đây.

Phật thủ là loại cây thuộc chi cam chanh, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản từ xa xưa. Hơn 10 năm trước, theo những chuyến hàng buôn hoa quả, người dân Đắc Sở đã đem giống về phát triển ngay trên quê hương, sớm trở thành “thủ phủ” của cây này tại Việt Nam.
Qua “ban tay Phat”
 Chủ nhà vườn Dũng Mến đang chăm sóc vườn phật thủ cảnh
Cây phật thủ ra quả quanh năm nhưng được chuộng nhất trong dịp tết. Quả phật thủ không còn là thứ xa lạ trong mâm ngũ quả của nhiều gia đình có mức sống khá giả trong xã hội.

Anh Nguyễn Phú Dũng, sinh năm 1975, chủ nhà vườn Dũng Mến hào hứng lý giải về sự ưa chuộng phật thủ của người dân: “Quả phật thủ có hình dáng tựa như bàn tay Phật. Nhiều người quan niệm sẽ mang đến điềm may, tài lộc cho gia chủ. Hơn nữa, quả phật thủ có mùi rất thơm và để được rất lâu, có khi đến nửa năm không hỏng”.

Anh cũng cho biết nhà anh trồng khoảng 2 mẫu, giá bán khoảng 300-400 nghìn/quả, và cũng có nhiều quả lên đến vài triệu/quả. Doanh thu khoảng 300-400 triệu đồng/năm.
Qua “ban tay Phat” lam giau mot vung que-hinh-anh-1
 Lứa phật thủ còn xanh, chờ chín đúng dịp tết
 Ở quy mô lớn hơn, bà Nguyễn Tài An trồng khoảng 3 mẫu, cung cấp cả quả và cây cảnh vào dịp tết. Ngoài ra, để chuẩn bị, nhiều ngày nay vợ chồng bà còn đi đến nhiều nhà vườn để mua thêm.

Bà An chỉ vườn nhà anh Tạ Hữu Đáng, nói: “Tôi mua đứt vườn này hơn 800 triệu, rồi tự thu hoạch. Ngoài việc bán quả, tôi còn bán cây cảnh với giá từ vài triệu đến vài chục triệu/cây và sấy khô quả phật thủ để bán sang Trung Quốc, nghe nói họ dùng làm thuốc”.

Thị trường tiêu thụ hiện nay chủ yếu trong nước. Giá cả phụ thuộc vào dáng quả, số “ngón tay”, màu sắc… “Dân miền Nam thích quả có các ngón chụm lại, còn người miền Bắc lại thích ngón xòe ra. Màu sắc tươi tắn, quả to, dáng đẹp, số lượng các ngón nhiều, ứng với mệnh “Thịnh” hoặc “Thái” (Thịnh, Suy, Vi, Thái) thì được giá hơn”, anh Nguyễn Hòa Bình, thành viên của Công ty Tâm An sở hữu nhiều quả phật thủ có giá lên tới hàng chục triệu cho hay.
Qua “ban tay Phat” lam giau mot vung que-hinh-anh-2
 Những mẻ hàng đầu tiên, mỗi quả có giá bán từ 500 nghìn - 2 triệu đồng

Anh Nguyễn Bá Chính – Giám đốc Công ty Tâm An nói: “Nhờ cây này, thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể, nhiều gia đình trở nên giàu có. Đôi khi cứ nửa đùa nửa thật với nhau là làm giàu không khó là đây chứ là đâu nữa. Tuy nhiên, theo tôi, không khó lắm nhưng cũng khá vất vả”.

Ngoài quả, các nhà vườn còn bán cây cảnh phật thủ. Nhà vườn Diệp Tùng cho hay cây cảnh vườn nhà anh có 2 loại: loại 1 cây bonsai từ 3-7 quả giá từ 800 nghìn -1,5 triệu đồng; loại 2: cây từ 10-15 quả giá từ 2 triệu - 5 triệu tùy cây lớn nhỏ. Những năm gần đây người dân khá chuộng phật thủ bonsai chưng tết nên mặt hàng này tiêu thụ khá nhanh.
Qua “ban tay Phat” lam giau mot vung que-hinh-anh-3
 Phật thủ dùng làm cảnh được bứng vào chậu, chờ xuất bán vào tết
 Để có được những cây phật thủ sai quả, quả to, nhiều ngón, màu óng ánh đẹp, tinh dầu thơm… thì người dân bỏ rất nhiều công sức chăm sóc, cấy ghép, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh và... canh trộm cắp.

Theo ông Tạ Văn Phúc – Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh phật thủ Đắc Sở, thì từ lúc trồng đến lúc thu hoạch khoảng hai năm, chi phí bỏ ra khoảng vài trăm triệu/mẫu đất. Hơn nữa, đây là giống cây ưa đất mới, cứ 4-5 năm phải đi thuê đất nơi khác để trồng lại mới có hiệu quả.

Thương hiệu phật thủ đầu tiên của Việt Nam

Thú chơi phật thủ đang có xu hướng tăng lên, và nhiều người dân cũng như lái buôn từ các nơi xa xôi cũng đã đến đặt hàng ở các nhà vườn. Ông Tạ Văn Phúc – Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh phật thủ chỉa sẻ: “Theo tôi nghĩ, ở đây không cây gì mang lại thu nhập cao như cây phật thủ. Chúng tôi du nhập giống cây về từ hơn 10 năm trước, vài năm đầu làm không hiệu quả vì thiếu kinh nghiệm, đến nay thì đã thành công.

Ông Tạ Văn Phúc nói người dân Đắc Sở còn sang các xã lân cận để thuê đất trồng, bởi chỉ người dân Đắc Sở mới có được kinh nghiệm trồng cây này.
Qua “ban tay Phat”
 Vườn phật thủ trị giá 800 triệu chuẩn bị vào tết
 Ông Phúc cũng cho biết thêm địa phương đã đăng ký thương hiệu phật thủ Đắc Sở với cơ quan chức năng, đang chờ được công nhận. Để quảng bá cho hình ảnh phật thủ quê hương, ông và nhiều hộ dân mang cây, quả đến các hội chợ gần xa để giới thiệu.

Chúng tôi trao đổi với bà Nguyễn Thị Hường – Chủ tịch UBND xã Đắc Sở, bà cho biết: “Tổng diện tích trồng phật thủ trên địa bàn khoảng 200ha, mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân. Trước kia người dân ở đây chuyên buôn hoa quả, giờ đây số người bỏ buôn bán trồng phật thủ đã chiếm hơn nửa. Số hộ dân trồng phật thủ khoảng 400 hộ, với hàng nghìn gốc cây”.

Bà Nguyễn Thị Hường cũng cho biết thêm, chính quyền xã rất tạo điều kiện cho bà con làm giàu trên chính quê hương mình bằng cây phật thủ. Giờ đây, cây phật thủ được coi là cây truyền thống và làm nên đặc trưng của địa phương. Có lẽ, đây là địa phương duy nhất trong cả nước làm giàu được bằng cây phật thủ.

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quả “bàn tay Phật” làm giàu một vùng quê