Thành công với vai trò là một nhà thiết kế, đồng thời anh còn là diễn giả ở các khóa học về phương pháp giáo dục con trẻ. Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới ngay sau kỳ thi vào lớp 10 của các em học sinh vừa kết thúc.

Quần short đi thi: Tự do hay ứng xử ngô nghê trong cuộc sống?

Một Thế Giới | 13/06/2015, 05:44

Thành công với vai trò là một nhà thiết kế, đồng thời anh còn là diễn giả ở các khóa học về phương pháp giáo dục con trẻ. Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới ngay sau kỳ thi vào lớp 10 của các em học sinh vừa kết thúc.

Chào anh Đỗ Trịnh Hoài Nam, được biết đến anh với vai trò là nhà thiết kế nổi tiếng và là diễn giả ở các chương trình phát triển tài năng, các khóa học đào tạo kỹ năng sống. Anh có thể đánh giá vì sao các em học sinh thành phố lại như những chú “gà công nghiệp" ở ngay cuộc sống của mình?

Thực tế hiện nay ở sách giáo khoa cho đến các khóa học về kỹ năng mềm tại Việt Nam đều mang nặng tính lý thuyết. Các em ít có điều kiện va chạm, tiếp xúc với cuộc sống thực tế bên ngoài. 
Chẳng hạn ngay cả việc khi đi thi vào lớp 10, các em đã lớn và tự ý thức được hành động của mình, tuy nhiên, vẫn có những em mặc quần short, áo phông không cổ đi thi. Thực tế này phần nào nói lên ý thức, cách ứng xử với chính cuộc sống của các em vậy. Có thể, nhiều người cho rằng, đó là sự phá cách hoặc các em ăn mặc thoải mái tự do để bộc lộ hết khả năng, tài năng của mình, nhưng phải chăng đó chính là sự ứng xử ngô nghê “gà công nghiệp” trong cuộc sống hiện tại.
Thi lop 10, Vuon toi dinh cao,
Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam không chỉ thành công ở vai trò là một nhà thiết kế chuyên nghiệp

Nhắc đến cụm từ “gà công nghiệp”, tôi chợt nhớ tới một diễn giả đã vô cùng thành công với các khóa học trải nghiệm thực tế, giúp học sinh thành công trong học tập và cuộc sống - giúp các bậc cha mẹ biết cách đồng hành và dẫn dắt con tới thành công.  Đó là diễn giả Bùi Thu Hiền (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đào tạo và Phát triển Tài Năng Việt). Và cuối tháng 6 tới đây tôi và chị Thu Hiền cùng hợp tác giới thiệu tới mọi người dự án Vươn tới đỉnh cao với các khóa học trải nghiệm để các em khám phá, phát triển tài năng của chính mình và hơn hết để các em có cơ hội tiếp cận với cuộc sống thực tế một cách đúng đắn nhất. Đây chắc chắn là một thông tin kịp thời đối với mỗi phụ huynh muốn con mình thoát khỏi tình trạng “gà công nghiệp”.

Anh vừa nhắc tới chữ "tài năng" trong các em học sinh. Vậy theo anh, làm sao để khơi dậy tài năng của con trẻ?
Thi lop 10, Vuon toi dinh cao,
Anh còn được biết đến là một doanh nhân, diễn giả đưa những ý tưởng của mình phục vụ cộng đồng và làm từ thiện để tăng sự thành công cho doanh nghiệp
Không phải cứ là cha mẹ thì hiểu các con mình đang muốn gì, cần gì, nghĩ gì, có điểm mạnh, yếu như thế nào? Chính vì thế tôi và diễn giả Thu Hiền thường xuyên khẳng định ở các khóa học, đó chính là: Mỗi đứa trẻ đều là một tài năng. Tài năng ấy cần được bộc lộ và sử dụng để làm giàu, cống hiến cho xã hội. Bởi vậy, việc khơi dậy tài năng, đam mê của một học sinh  không chỉ  thông qua các "giáo điều", trong sách vở mà quan trọng là tài năng đó được các em ứng dụng vào thực tế ra sao.
Mục đích của dự án Vươn tới đỉnh cao là để mỗi học sinh thực sự đắm mình vào thực tế, trải nghiệm bằng sự nỗ lực của chính mình để bộc lộ cũng như phát triển hết tài năng của mình. Các em được các chuyên gia hàng đầu Việt Nam ở một số lĩnh vực khác nhau như: hội họa, thời trang, kinh tế, văn học… dẫn khả năng, đam mê, tài năng riêng để tự tay  các em làm ra các sản phẩm thực. Sau đó, các em phải mang các sản phẩm đó đi bán kiếm tiền thực sự và trích một phần trong số đó đi làm từ thiện. Từ đó, các em mới tìm được giá trị, tin tưởng vào sức mạnh, khả năng, tài năng của chính mình, hiểu được mình cần làm gì cho tương lai, biết tôn trọng sức lao động và học được cách “làm quen với tiền và học cách kiếm tiền”, cách “cho và nhận”, từ đó biết cách “ứng xử với đồng tiền” một cách đúng đắn, biết mang lại nhiều giá trị cho xã hội.
Anh cho rằng: "mỗi đứa trẻ đều là một tài năng, tài năng ấy cần được bộc lộ và sử dụng để làm giàu, cống hiến cho xã hội” được áp dụng triệt để vào dự án Vươn tới đỉnh cao. Điều này liệu rằng có quá lý thuyết hay không?
Thi lop 10, Vuon toi dinh cao,
Diễn giả Bùi Thu Hiền chia sẻ về quan điểm của mình trong một chương trình nói về khóa học Vươn tới đỉnh cao
Để nhận định nguyên lý này lý thuyết hay không, tôi xin được trích dẫn sự phân tích khoa học, cụ thể của diễn giả Bùi Thu Hiền: Nguyên lý này là thực tế, không có gì lý thuyết. Hãy cùng nhìn cách tư duy của các tỉ phú trên thế giới dạy con. Họ không hướng con theo con đường giống họ đã trải qua mà để chúng tự sống theo đam mê và khả năng riêng. Bill Gates muốn con tự do lựa chọn con đường chúng đi và quan niệm để lại cho con một gia sản là làm hại con. 
Con của Donald Trump đều phải tự lập và đi làm từ sớm. Ông ấy dạy con cách “ứng xử với tiền” ngay từ khi còn nhỏ. Tỉ phú Chuck Feeny yêu cầu con trai đi làm bồi bàn, con gái làm bồi khách sạn, làm thu ngân trong các kì nghỉ hè và tuân thủ các nguyên tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Một doanh nhân vô cùng thành đạt nói với tôi rằng: “Tiền là công cụ quan trọng nhất. Tình cảm là thứ quý giá nhất. Thời gian là cơ hội để có hai điều này”. Trong các cuộc khảo sát, đánh giá, học sinh Việt Nam luôn được đánh giá cao về chỉ số thông minh. Nhưng điều gì khiến cho Việt Nam vẫn còn đi sau các nước phát triển khác nhiều năm? Liệu rằng có phải bố mẹ chỉ muốn con có điểm số cao, có bằng cấp để xin việc lương cao? Thực tế thì 65% cử nhân thất nghiệp và rất nhiều trong số còn lại làm việc trái ngành, nghề. Các con có tài năng riêng hoặc không được bộc lộ, hoặc bị làm mất đi vì quá nhiều các chương trình học tập từ sáng đến đêm khuya. Nếu tài năng được tạo cơ hội bộc lộ thì lại chưa biết cách làm gì để cống hiến tốt nhất cho xã hội.

Vì vậy, dự án này là một sân chơi, để mỗi đứa trẻ tham gia vào dự án này đều được bộc lộ tài năng, được sử dụng tài năng đó (tự tay làm ra các sản phẩm thực) để làm giàu (mang các sản phẩm đó đi bán kiếm tiền thực sự) và cống hiến cho xã hội (trích một phần trong số đó đi làm từ thiện). Thực tế luôn là “Người giàu là người cống hiến được nhiều nhất”.

Với những phân tích cụ thể như vậy, tôi khẳng định: Các em muốn thành công với cuộc sống của mình, cách nhanh và hiệu quả nhất là học từ những bài học tư duy tuyệt vời mang lại thành công vượt trội của các tỷ phú thế giới.

Anh cho rằng dự án khóa học Vươn tới đỉnh cao này sẽ thành công ở mặt giáo dục các kỹ năng thực tế cho các em học sinh?

Chắc chắn rồi! Tham gia vào dự án này, tôi vô cùng hào hứng và tâm huyết bởi tôi đã truyền lại được niềm đam mê thời trang và kỹ năng sáng tạo trong thiết kế của mình tới các em học sinh, trực tiếp hướng dẫn cách tạo ra các sản phẩm sáng tạo, độc đáo và đặc biệt là giúp các bạn trẻ biết cách ứng xử với đồng tiền một cách giá trị nhất. Hơn nữa ấn tượng với tôi khi đến với dự án này còn là tấm lòng với xã hội khi cùng các bạn trẻ trích một phần tiền bán sản phẩm để làm từ thiện. Bởi lẽ làm từ thiện cũng là một kỹ năng thiết yếu để sẻ chia hạnh phúc cùng với xã hội. Đó chính là các kỹ năng thực tế vô cùng cần thiết trong xã hội ngày nay để các em thực sự thành công, thực sự cống hiến được nhiều giá trị cho xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh.

Minh Khuê

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quần short đi thi: Tự do hay ứng xử ngô nghê trong cuộc sống?