Chính phủ vừa hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 10 tới.

Sẽ chuyển việc sát hạch, cấp bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an?

07/09/2020, 13:24

Chính phủ vừa hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 10 tới.

Bộ Công an có thể quản việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe - Ảnh: Internet

Dự án luật này được tách ra từ luật Giao thông đường bộ năm 2008, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, song song với đó là dự án luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ GTVT chủ trì soạn thảo.

Một trong những nội dung hiện được dư luận quan tâm là việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ được giao cho Bộ Công an thực hiện, thay vì Bộ GTVT như hiện nay.

Tờ trình của Chính phủ cho biết, nội dung này đang có 2 luồng ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh là thuộc dự án luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hay dự án luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Do đó, Chính phủ đã trình 2 phương án.

Ở phương án 1, đa số thành viên Chính phủ đều tán thành theo phương án đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bộ Công an, Bộ GTVT và Bộ Tư pháp cũng đã thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo phương án này.

Lý do là để bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ quyền con người.

Theo dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an có trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi và thu hồi giấy phép lái xe; quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện tham giao giao thông sau khi được cấp giấy phép lái xe.

Đối với phương án 2, đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Tờ trình Chính phủ cho biết, từ năm 2001 đến nay, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được quy định trong luật Giao thông đường bộ và được thực hiện ổn định; đã được xã hội hóa mạnh mẽ.

Tuy nhiên, phương án này không phù hợp với cấu trúc, mục tiêu và nội dung của luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) là thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hệ thống mạng lưới đường bộ, phát triển vận tải đường bộ phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối ngày 4.9 vừa qua, về vấn đề Bộ nào sẽ được giao quyền quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết “không có sự tranh giành quyền quản lý trong làm luật”.

“Việc đào tạo lái xe đã hoàn toàn được xã hội hóa, các cơ sở công lập, tư nhân đều được đào tạo, nhưng công tác cấp giấy phép sát hạch lái xe phải quản lý chặt chẽ để tránh việc rao bán bằng trên mạng. Việc này phải có kiểm soát, theo dõi chặt để tránh cắt đoạn. Hiện Chính phủ chưa quyết định giao cho Bộ Công an hay Bộ GTVT quản lý việc này nhưng nguyên tắc là sẽ có phân tích, đánh giá xem cơ quan nào làm tốt thì giao cho cơ quan đó”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Cũng theo tờ trình, dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ còn có những nội dung mới khác như sẽ quy định 1 hạng bằng lái (hạng B) để cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ, xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg.

Dự thảo cũng đưa ra quy định bỏ quy định bằng lái hạng E, các hạng F. Theo đó, giấy phép lái xe còn 11 hạng gồm: A01, A2, A3, B, C, D2, D, BE, CE, D2E, DE.

Đáng chú ý, Chính phủ đề xuất quy định về điểm của giấy phép lái xe. Theo đó, giấy phép lái xe có 12 điểm trong 12 tháng. Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm người lái xe nếu có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mới, phải sát hạch lại. Nếu giấy phép lái xe còn điểm thì được phục hồi 12 điểm sau 12 tháng kể từ lần bị trừ điểm gần nhất.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ chuyển việc sát hạch, cấp bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an?