UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường củng cố hồ sơ pháp lý liên quan đến việc áp dụng biện pháp xử lý đối với các cơ sở không di dời, các cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Đông Hưng Thuận, quận 12.

Sẽ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm ở quận 12 do không di dời

Phan Diệu | 02/11/2016, 14:22

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường củng cố hồ sơ pháp lý liên quan đến việc áp dụng biện pháp xử lý đối với các cơ sở không di dời, các cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Đông Hưng Thuận, quận 12.

Theo đó, UBND TP.HCM giao cho UBND quận 12 tăng cường tuyên truyền, vận động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn khu phố 4, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận thực hiện nghiêm việc ký kết thỏa thuận thuê đất, lập và gửi phương án di dời, phương án đầu tư.

Đồng thời, các đơn vị này phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiến hành xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị, đấu nối hạ tầng, vận hành thử nghiệm tại nơi di dời đến, giảm công suất, thay đổi công nghệ, thực hiện chuyển đổi ngành nghề phù hợp với quy hoạch hoặc tự di dời. Các cơ sở phải đảm bảo hoàn thành việc di dời trước ngày 31.12.2016.

Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn VRG cũng cần tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, quận huyện liên quan hoàn thành tiến độ xây dựng hạ tầng và tiến độ di dời 16 cơ sở trên địa bàn khu phố 4, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 vàokhu công nghiệp Lê Minh Xuân 3.

Trước đó, hồi tháng 5.2016, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12. Khu vực này tồn tại 42 cơ sở sản xuất, hoạt động chủ yếu là những ngành nghề gây ô nhiễm như dệt nhuộm, sản xuất giấy, bao bì...

Thực trạng này đã kéo dài từ năm 2008 nhưng cho đến nay mớichỉcó 50% số cơ sở ngưng hoạt động. Số còn lại vẫn đang tiếp tục sản xuất gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sống ở khu vực lân cận.

Theo thống kê từ Sở Tài nguyên -Môi trường, dù đã tích cực xử lý nhưng tại khu vực trên mới có 21 cơ sở ngưng hoạt động, còn 21 cơ sở vẫn đang hoạt động. Đa số các cơ sở này đã trang bị hệ thống xử lý khí thải, nước thải, nhưng tình trạng máy móc thiết bị sản xuất quá lạc hậu nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Hồi tháng 6.2016, UBND TP cũng giao UBND quận 12 vận động các cơ sở thực hiện việc di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề theo đúng tiến độ và có phương án xử lý đất cũ của các cơ sở ở hai khu phố này sau khi di dời. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường của các cơ sở trong thời gian làm thủ tục di dời.

Trong thời gian qua, TP.HCM đã xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, trong quyết định xử phạt hành chính, ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền, còn buộc tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân chỉ chấp hành hình thức xử phạt chính, không thực hiện hoặc thực hiện chưa triệt để các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Do đó, tháng 7.2016,chính quyền thành phố đãkiến nghị Bộ Tài nguyên -Môi trường có văn bản hướng dẫn việc thực hiện cưỡng chế đối với nhữngtổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm ở quận 12 do không di dời