Các thương nhân, tổ chức sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử sẽ bị phạt 40-80 triệu đồng nếu bị phát hiện bán hàng giả, hàng nhái...

Siết chặt 'ma trận' hàng giả trên mạng với mức phạt 80 triệu đồng

tuyetnhung | 23/04/2017, 11:42

Các thương nhân, tổ chức sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử sẽ bị phạt 40-80 triệu đồng nếu bị phát hiện bán hàng giả, hàng nhái...

Cục Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) vừa yêu cầu rà soát hàng hoá bán trên các kênh thương mại điện tử, trực tuyến.

Theo đó, các thương nhân, cá nhân kinh doanh, bán hàng trực tuyến qua mạng cần có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn, gỡ bỏ các sản phẩm hàng giả, hàng nhái. Người bán hàng trực tuyến cũng phải triển khai các biện pháp ngăn chặn và loại bỏ khỏi website hoặc ứng dụng di động thương mại điện tử những thông tin sản phẩm có từ khoá như "fake, super fake, nhái...".

Các đơn vị cũngphải triển khai các biện pháp xử lý khi phát hiện hay nhận được phản ánh về sản phẩm vi phạm hoặc hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật khác trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Cùng với đó, Cục Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin cho biết sẽ mạnh tay với các doanh nghiệp sở hữu sàn thương mại điện tử nếu không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong đó, tổ chức sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử sẽ bị xử phạt từ 40 triệu đến 80 triệu đồng (theo quy định tại Điều 83 của Nghị định 124/2015/NĐ- CP) nếu vi phạm.

Thời gian gần đây, nạn hàng giả, hàng nhái được giới thiệu, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, các website mua bán trực tuyến hay thậm chí là các diễn đàn online gia tăng một cách chóng mặt.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, doanh số thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đã cán mốc 5 tỉ USD năm 2016, gấp đôi năm 2013 và chiếm hơn 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người tiêu dùng luôn bị thiệt hại lớn khi rơi vào “ma trận” hàng giả, hàng nhái khi thực hiện mua bán trực tuyến.

Theo các chuyên gia, cái khó trong việc phát hiện và xử lý tình trạng này là phải có sự việc rõ ràng, tức phải có người mua và có món hàng cụ thể, vì nếu không nơi kinh doanh sẽ "chối ngay".

Vấn đề nằm ở chỗ hàng hóatrên mạng không "sờ, nắm" để kiểm tra được ngay. Chưa kể, hầu hết các giao dịch dạng này (nếu là hàng giả, hàng nhái) đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên công tác phát hiện, quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt 'ma trận' hàng giả trên mạng với mức phạt 80 triệu đồng