Khác với thị trường điện thoại thông minh là cuộc chơi của những thương hiệu nước ngoài thì thị trường nhà thông minh (smarthome) các công ty công nghệ Việt Nam lại đang ưu thế trước các thương hiệu đến từ Mỹ và EU. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay các các sản phẩm Trung Quốc đội lốt có thể làm “nát thị trường” đầy tiềm năng này.

Smarthome Việt Nam đang thắng thế hàng ngoại nhưng ngại hàng dỏm TQ

17/11/2015, 20:19

Khác với thị trường điện thoại thông minh là cuộc chơi của những thương hiệu nước ngoài thì thị trường nhà thông minh (smarthome) các công ty công nghệ Việt Nam lại đang ưu thế trước các thương hiệu đến từ Mỹ và EU. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay các các sản phẩm Trung Quốc đội lốt có thể làm “nát thị trường” đầy tiềm năng này.

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh (Smarthome) là một khái niệm đã quen thuộc ở các nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ với đa số người dân Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản nhất, smarthome là ngôi nhà được ứng dụng công nghệ IT tiên tiến để tạo ra một hệ thống quản lý và điều khiển các thiết bị điện – hệ thống an ninh theo 3 cách thức: trực tiếp bằng công tắc cảm ứng, điều khiển từ xa qua laptop, smartphone tablet, điều khiển bằng remote.
nha thong minh Viet Nam vuot troi My va chau Au
Bảng công tắc cảm ứng ở đầu gường với 2 nút On/Off và 4 nút điều khiển theo ngữ cảnh

Với hệ thống smarthome, chủ nhà có thể điều khiển, quản lý và theo mọi lúc, mọi nơi với kiểu On/Off quen thuộc mà cũng được tích hợp chương trình được cài đặt theo ngữ cảnh (ra ngoài, đi ngủ, party, chăm vườn), lịch trình hay cảm biến tự động. Như vậy sự khác biệt với một ngôi nhà bình thường mà việc điều khiển thiết bị điện đều thực hiện bằng cách thủ công cơ học theo nguyên tắc Mở/Tắt (On/Off) thì Smarthome đã tiến lên một đẳng cấp khác về điều khiển, quản lý thiết bị một cách thông minh hơn rất nhiều.

Hiện nay trên thế giới, công nghệ Smarthome được áp dụng theo 2 cách thức là hệ đi dây dẫn và hệ không dây (wireless) mà trong đó hệ không dây được coi là bước phát triển cao hơn, tiện lợi, dễ thi công lắp đặt và giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Trở lực khiến nhà thông minh chưa phổ biến tại Việt Nam

Mặc dù công nghệ đã phát triển rất nhanh và thiết bị di động thông minh như smartphone, tablet đã quá phổ biến với người dân nhưng có 3 nguyên nhân khiến nhà thông minh chưa trở thành trào lưu tại Việt Nam.

Rào cản về tâm lý. Khi hệ thống điện dân dụng đi vào cuộc sống người dân trên thế giới cách đây 150 năm cho đến nay thì trong suốt 1 thế kỷ rưỡi đó, việc điều khiển các thiết bị điện như đèn, máy móc vẫn dựa vào công tắc On/Off. Dù công nghệ IT đã tiến nhanh như vũ bão, việc sử dụng quá lâu công tắc cơ đã tạo ra một tâm lý chung cho người dân là không cần thiết phải thay đổi cho dù cách điều khiển này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, cháy nổ và hao tổn điện năng ngoài ý muốn. Đa số người dân mặc định rằng lắp Smarthome là không cần thiết dù họ có đủ điều kiện làm việc đó.

nha thong minh Viet Nam vuot troi My va chau Au
Hệ thống smarthome của công ty Gama (Đức) theo công nghệ đi dây có giá thành lên đến 2 tỉ đồng cho công trình biệt thự hơn 300m2 (ảnh: Nguyên An)

Giá thành đắt đỏ. Khái niệm Smarthome khởi nguồn ở các nước giàu có ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và được coi là thiết bị công nghệ cao, sang trọng và đẳng cấp nên vì thế giá thành rất đắt đỏ. Chính vì vậy khi các sản phẩm smarthome này du nhập Việt Nam thì nó cũng có giá “trên trời” với hệ thống tối thiểu cũng 500-700 triệu, thậm chí lên đến 1-2 tỉ đồng. Do vậy smarthome gần như được mặc định dành cho các đại gia siêu giàu, dư thừa tiền bạc mới xài.

E ngại về sự phức tạp và thiếu ổn định khi sử dụng. Ngoài tâm lý, giá cả thì hầu hết mọi người đều có chung suy nghĩ smarthome là “càng hiện đại thì càng… hại điện” – tức ngại việc công nghệ cao sẽ khó sử dụng hơn công tắc On/Off. Bên cạnh đó, e ngại về chất lượng, sự thiếu ổn định cũng khiến người dân không tiếp cận smarthome.

Smarthome Việt Nam tấn công vào các điểm yếu để thay đổi cục diện
Nắm bắt được 3 điểm yếu cốt lõi của thị trường smarthome tại Việt Nam nên một số công ty công nghệ Việt đã chủ động tấn công vào chính những trở lực này để tạo ra sự xoay chiều. Hiện nay trên thị trường smarthome đang nổi lên 2 công ty công nghệ “thuần Việt” là BKAV của Nguyễn Tử Quảng và ACIS của nhóm cựu Sinh viên và tuyển Robocon Bách Khoa TP.HCM.

Nếu như BKAV đã nổi tiếng với phần mềm quét virus thì ACIS là công ty được coi là “hạt giống đỏ” trong Vườm ươm doanh nghiệp của Khu công nghệ cao TP.HCM và hiện tại đang chiếm khoảng 70% thị phần phía Nam. Điểm chung của sản phẩm 2 đơn vị này đều làm chủ được khâu thiết kế, sản xuất và đều sử dụng hệ truyền dẫn không dây (wireless).

Trong khi BKAV hiện tại dùng hệ truyền dẫn Zigbee (Singapore) thì ACIS lại tự nghiên cứu hệ truyền dẫn mạng lưới “siêu phân luồng ô bàn cờ” Meshgrid do họ tự phát triển. Ngoài ra giao diện điều khiển bằng hình ảnh 3D của ACIS cũng đã được đăng ký độc quyền tại Việt Nam.

Ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng - Giám đốc công ty ACIS cho biết: “Năm 2004, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu nhà thông minh nhưng phải mất 8 năm với vô số thất bại mới hoàn thành được sản phẩm nhà thông minh với thương hiệu ACIS Smarthome EASY Control”.

Cựu sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM khóa 1999 nói: “Tiêu chí sản phẩm ACIS đầu tiên là dễ lắp đặt vì có thể áp dụng ngay ở ngôi nhà hiện hữu, chỉ cần tháo công tắc cơ vào lắp công tắc cảm ứng với kích thước tương tự mà không cần đục tường, phá vách để đi dây. Thứ hai, do làm chủ công nghệ và trực tiếp sản xuất nên sản phẩm chỉ có giá thành bằng 1/7 hay 1/10 của nước ngoài, chẳng hạn với 30 triệu cũng áp dụng cho căn hộ 100m2. Thứ ba, sản phẩm dễ sử dụng, không cần cài đặt hay thiết lập chương trình phức tạp. Thứ tư, sản phẩm phải bền-ổn định nên hệ thống ACIS bảo hành đến 5 năm và 1 đổi 1”.

nha thong minh Viet Nam vuot troi My va chau Au
Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ Trần Văn Tùng tìm hiểu công nghệ mà ACIS Smarthome áp dụng ở Triển lãm kết nối công nghệ Miền Đông Nam bộ tổ chức tại Vũng Tàu đầu tháng 11

Dù vậy ông Đồng rất trăn trở về tương lai của smarthome ở Việt Nam: “Thị trường nhà thông minh chỉ mới bắt đầu, miếng bánh chia đều cho tất cả. Hiện tại Samsung, Apple cũng đã gia nhập sân chơi này rồi. Chúng tôi không ngại các công ty danh tiếng nước ngoài như Gama, Siemens (Đức), Scheinders (Pháp), Fibaro (Ba Lan) vì họ có phân khúc riêng của họ. Nhưng điều lo ngại nhất hiện nay là thị trường đang có nhiều sản phẩm gắn mác của Mỹ, EU song thực chất do Trung Quốc sản xuất, giá rất rẻ nhưng chất lượng phập phù. Nếu khách hàng không biết sử dụng các sản phẩm này rồi bị trục trặc thì họ sẽ quay ra chê bai công nghệ smarthome để lại làm nát thị trường và khiến các công ty công nghệ Việt Nam ở lĩnh vực smarthome bị vạ lây”.

Nguyên An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Smarthome Việt Nam đang thắng thế hàng ngoại nhưng ngại hàng dỏm TQ