Hai trận động đất liên tiếp trong 2 ngày tại vùng Kumamoto mới đây đã lấy đi sinh mạng 29 người và khiến 1.500 người khác bị thương.

Tại sao Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất như vậy?

17/04/2016, 11:36

Hai trận động đất liên tiếp trong 2 ngày tại vùng Kumamoto mới đây đã lấy đi sinh mạng 29 người và khiến 1.500 người khác bị thương.

Theo số liệu đo đạc của Cơ quan khảo sát địa chấn Mỹ, hai trận động đất này lần lượt có cường độ là 6,2 và 7 độ Richter.

Sau hai vụ động đất, rất nhiều tòa nhà đã đổ sập kèm theo lở đất đã khiến việc cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.

Vào năm 2011, đất nước này cũng đã gặp một trận động đất 9 độ Richter kèm theo sóng thần. Theo Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, thảm họa kép này đã khiến 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương, 2.572 người bị mất tích cùng nhiều tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Điều gì khiến Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất như vậy?

Trong một bài viết trên Live Science, tác giả Denise Chow, cho biết chính địa chất của Nhật Bản đã khiến đất nước này gặp phải nhiều thiên tai, chủ yếu là động đất, núi lửa và sóng thần.

Cụ thể, Nhật Bản nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương (Pacific Ring of Fire), một trong những khu vực thường xảy ra động đất. Vành đai này có dạng móng ngựa, dài khoảng 40.000 km chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương.

Trong vành đai này, có một số mảng kiến tạo, bao gồm mảng Thái Bình Dương và mảng Philippines, thường trượt và va chạm lẫn nhau, tạo nên các trận động đất và rung chấn địa chất.

Theo nhà địa vật lý Douglas Given đang làm việc Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), “bề mặt Trái Đất được chia thành nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau và không ngừng di chuyển. Tại các cạnh của các mảng này thường xảy ra va chạm và tạo ra động đất”.

Nhà địa lý Paul Caruso cũng thuộc USGS cho biết thêm, các trận động đất ngày nay được gây ra bởi việc mảng kiến tạo Philippines trượt xuống dưới mảng kiến tạo Á- Âu.

Theo ông Caruso, trận động đất 7 độ Richter mới đây nhất là trận động đất lớn nhất trong lịch sử động đất của vùng Kumamoto.

Sau hai vụ động đất liên tiếp, Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã lập tức ban hành một cảnh báo sẽ có thêm nhiều cuộc động đất nữa nhưng sau đó, cảnh báo này đã được dỡ bỏ.

Ông Caruso cho biết, không phải trận động đất nào cũng gây ra sóng thần. Để gây ra sóng thần, một trận động đất phải có 3 yếu tố. Thứ nhất là phải đạt cường độ 7 độ Richter. Thứ hai, tâm chấn của trận động đất phải ở dưới biển. Cuối cùng, trận động đất phải nông (tâm chấn gần mặt đất).

“Đảo quốc Fiji bị động đất quanh năm, nhưng tâm chấn của những trận này chỉ ở khoảng 400 dặm (640 km) dưới mặt đất nên không thể nào gây ra sóng thần”, ông Caruso cho biết.

Sau hai trận động đất liên tiếp, giới chức Nhật Bản lẫn USGS sẽ vẫn tiếp tục giám sát khu vực Kumamoto, vì sau những trận động đất lớn như vậy thường sẽ có nhiều đợt dư chấn nhỏ hơn.

“Hai vụ động đất lần này có vẻ nghiêm trọng và sẽ có nhiều dư chấn lớn tiếp theo sau. Và dĩ nhiên, sau mỗi trận động đất lớn thì cấu trúc địa chất sẽ bị yếu đi, sắp tới sẽ còn có nhiều thiệt hại khác nữa”, nhà địa vật lý Given cho biết.

Ông Karuso cũng đã lên tiếng cảnh báo người dân trong vùng nên chuẩn bị để đón những đợt rung chấn sắp tới.

Theo ông Karuso, “chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có dư chấn, nhưng cường độ bao nhiêu và diễn ra khi nào thì khó lòng mà đoán được”.

Cẩm Bình (theo Live Science)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất như vậy?