Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an đánh giá việc tinh gọn bộ máy Bộ Công an gặp khó khăn chủ yếu từ nội bộ, khi đụng chạm lợi ích của nhiều cán bộ cao cấp. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thì ngành công an sẽ lớn mạnh.

Tinh gọn Bộ Công an: Sẽ gặp khó vì đụng chạm lợi ích

Trí Lâm | 02/04/2018, 17:24

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an đánh giá việc tinh gọn bộ máy Bộ Công an gặp khó khăn chủ yếu từ nội bộ, khi đụng chạm lợi ích của nhiều cán bộ cao cấp. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thì ngành công an sẽ lớn mạnh.

Bộ Chính trị vừaban hành nghị quyết có liên quan đến một số vấn đềtiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức lại bộ máy Bộ Công an. Theo đó, bộ máy này sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục. Đồng thời, Bộ này cũng giảm từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập còn khoảng 60. Nhiều đơn vị cấp phòng, khối trường công an cũng sẽ phải sắp xếp, tổ chức lại.

ViệcBộ Công an dự định tinh giản các tầng, nấc trung gian đã được tính toán thực hiện từ vài năm trước. Theo đánh giá, việc bỏ hẳn cấp tổng cụcvà giải thể, sáp nhập nhiều cục, vụ là một đột phá lớn bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an đánh giá, Bộ Công an đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6. Việc dự kiến bỏ nhiều tầng nấc trung gian là cuộc cách mạng về tổ chức khi bỏ cái cũ, cái lạc hậu để tiếp cận cái tiên tiến hơn.

“Tôi có 40 năm làm trong ngành công an, qua 6 đời bộ trưởng thì đây là cuộc cách mạng của tổ chức, cho thấy quyết tâm chính trị cao trong Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an. Nếu không có quyết tâm chính trị cao thì không thể thực hiện được việc này”, ông Cương nói.

Tuy nhiên, ông Cương bày tỏ, quyết tâm chính trị chỉ là là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là tâm sáng, tay sạch. “Từ không có tổng cục nào như trước kia mà hình thành nhiều tổng cục thì ai cũng vui vẻ - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thêm ghế, thêm quyền lực ai chẳng thích”.

Do đó, không đủ quyết tâm, không có tâm sáng và tay sạch thì không thể làm được, vì đụng chạm lợi ích của nhiều người, đặc biệt là hàng trăm cán bộ cao cấp. “Mỗi cục, tổng cục ít nhất đã 5-6 lãnh đạo. Do đó, làm được việc này tôi đánh giá rất cao Bộ Công an mà đứng đầu là Bộ trưởng Tô Lâm”, ông Cương nhấn mạnh.

Nói về những vướng mắc trong thực hiện, tướng Cương đánh giá khó khăn trong nội bộ là chính. Theo ông Cương thì với nhiều người: “Họ đang có quyền lực, đang lãnh đạo rất nhiều người giờ không được vậy nữa thì sẽ không vui, dù họ không nói ra. Con người chứ phải khúc gỗ đâu mà không tâm tư. Do đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất khó khăn”.

Theo ông Lê Văn Cương, sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủvề việc này thì Bộtrưởng Bộ Công an cần ban hành ngay quy chế hoạt động về mối quan hệ giữa Bộ trưởng và các thứ trưởng, với các cục, vụ, địa phương. Cần phân công, phân cấp rõ ràng. Mỗi thứ trưởng phụ trách phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước nhân dân.

“Sau này sẽ không còn dựa dẫm vào nhau nữa mà phải tự chịu trách nhiệm với công việc của mình. Ví dụ như trường hợp tướng Nguyễn Thanh Hóa, sau này nếu xảy ra vụ việc tương tự thì thứ trưởng phụ trách cũng phải chịu trách nhiệm”, ông Cương cho biết.

Trong quá trình tinh gọn bộ máy, dư luận cũng hết sức quan tâm việc lực lượngdôi dư giải quyết ra sao. Lý giải điều này, ông Cương nêu rằng, với những người là lãnh đạo, ai còn thời gian ngắn nữa về hưu thì có thể nhận nhiệm vụ khác, hoặc chờ đợi nhận sổ hưu. Cán bộ còn nhiều thời gian cũng có thể được đưa về các địa phương, về các huyện, xã, tăng cường nền móng an ninh nhân dân.

“Tôi cho rằng hàng ngàn sĩ quan công an sẽ về các xã, phường nắm chắc tình hình địa bàn. Tôi nghĩ sẽ thực hiện theo xu hướng này. Chính sách, chế độ thì vẫn như thế. Các địa phương cũng cần sáp nhập các đơn vị lại với nhau”, ông Cương nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ tinh gọn bộ máy lại đưa lực lượng về địa phương, trong khi địa phương cũng cần tinh gọn hơn nữa thì liệu có khả quan? ÔngCương cho rằng ở các xã, huyện vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo đang thưa nên có thể tăng cường về đó.

“Còn ai muốn xin ra khỏi ngành thì chắc hẳn cũng được tạo điều kiện thôi. Chủ yếu vẫn là cấu trúc lại mô hình tổ chức của ngành công an, cho xuống các xã, phường là chính chứ tôi nghĩ ra khỏi ngành là không nhiều”, ông Cương nói.

Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng mỗi năm các trường công an tuyển vào 6.000 - 7.000 người thì giờ giảm đi, chỉ còn vài nghìn người.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tinh gọn Bộ Công an: Sẽ gặp khó vì đụng chạm lợi ích