Theo The Guardian, sau khi tiến hành phân tích về xương của khỉ dạng người, sống cách đây 11,62 triệu năm, các nhà khoa học cho rằng tư thế đi thẳng bằng hai chân của tổ tiên chúng ta xuất hiện sớm hơn nhiều so với quan niệm trước đây.

Tổ tiên loài người biết đi thẳng đứng sớm hơn nhiều

10/11/2019, 10:44

Theo The Guardian, sau khi tiến hành phân tích về xương của khỉ dạng người, sống cách đây 11,62 triệu năm, các nhà khoa học cho rằng tư thế đi thẳng bằng hai chân của tổ tiên chúng ta xuất hiện sớm hơn nhiều so với quan niệm trước đây.

Bộ xương của con khỉ đực Danuvius guggenmosi được bảo tồn nguyên vẹn nhất - Ảnh: Christoph Jäckle

Nhà nghiên cứu Madelaine Böhme từ Đại học Tübingen, Đức và Trung tâm tiến hóa con người và môi trường cổ Senckenberg (Senckenberg Center for Human Evolution and Paleoenvironment), cùng với các đồng nghiệp từ Bulgaria, Đức, Mỹ và Canada, đã phân tích hài cốt của các đại diện vượn chưa biết trước đó được tìm thấy vào các năm 2015 - 2018 ở vùng Allgäu ở miền Nam nước Đức.

Xương của hai con cái, một con đực và một con nhỏ đã được phát hiện. Loài mới được đặt tên là Danuvius guggenmosi. Theo cấu trúc của răng, các nhà khoa học xác định rằng những con khỉ này thuộc nhóm Dryopithecini, được coi là gần với tổ tiên của tinh tinh, khỉ đột và con người hiện đại. Đại diện của nhóm này sống ở châu Âu vào Trung Miocen và Hậu Miocen (từ 23 đến 5 triệu năm trước).

Mặc dù các bộ xương không duy trì được nguyên vẹn cho đến nay, nhưng các nhà khoa học đã có được những xương chi dài được bảo quản tốt, cho phép tái tạo lại phương pháp di chuyển. Hóa ra ở Danuvius guggenmosi có sự kết hợp bất thường của các đặc điểm giải phẫu.

Cánh tay của Danuvius guggenmosi với cẳng tay dài và ngón tay cong mạnh rất phù hợp để trèo lên cành cây. Dấu hiệu tương tự của xương các chi trước được tìm thấy ở vượn Gibbon và vượn mực (nhóm thấp nhất của khỉ dạng người) hiện đại, được đặc trưng bởi sự di chuyển dọc theo các nhánh cây chỉ có hỗ trợ của đôi tay.

Nhưng nếu Danuvius guggenmosi chỉ vận động bằng tay thì đùi, xương chày và ngón chân dường như biểu thị sự phù hợp cho chuyển động trên hai chân. Đồng thời, Danuvius guggenmosi đi trên đôi chân thẳng đứng như người, chứ không phải trên đôi chân cong, như loài vượn người hiện đại đôi khi vẫn đi.

Nhà nghiên cứu Madelaine Böhme chia sẻ rằng, thật tuyệt vời là một số xương lại giống xương người và không giống xương khỉ. Các nhà nghiên cứu cho rằng Danuvius guggenmosi có lối sống giống như trên cây, xen kẽ giữa việc di chuyển với sự trợ giúp của đôi tay và đi dọc theo cành cây trên đôi chân. Ngón chân cái lớn và cong, thuận tiện để bám vào cành cây chứng tỏ điều đó. Phương thức di chuyển này khác với các sinh vật từng được biết đến.

Bộ xương của con đực Danuvius guggenmosi được bảo tồn nguyên vẹn nhất. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng con đực cao này khoảng một mét và nặng khoảng 30 kg, với một bộ ngực rộng và một cột sống hình chữ S uốn cong, như ở người hiện đại.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ tiên loài người biết đi thẳng đứng sớm hơn nhiều